tailieunhanh - Cải cách quân đội thời Lê Thánh Tông và tính lịch sử mang tính thời đại

Bài viết nghiên cứu mục tiêu và các biện pháp trong xây dựng và tổ chức quân đội thời Lê Thánh Tông, trên cơ sở đó rút ra những bài học mang tính lịch sử thời đại cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện nay ở nước ta. | LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Hoàng Việt Trung Cải cách quân đội thời Lê Thánh Tông và tính lịch sử mang tính thời đại Hoàng Việt Trung * Tóm tắt: Không chỉ tập trung tiến hành cải cách hệ thống hành chính từ Trung ương đến địa phương, Lê Thánh Tông còn dành nhiều tâm huyết cho việc xây dựng một tổ chức quân đội tập trung và tinh nhuệ bắt đầu từ năm 1466. Bài viết nghiên cứu mục tiêu và các biện pháp trong xây dựng và tổ chức quân đội thời Lê Thánh Tông, trên cơ sở đó rút ra những bài học mang tính lịch sử thời đại cho việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện nay ở nước ta. Từ khóa: Quân đội; Lê Thánh Tông; quốc phòng toàn dân; cải cách quân đội. 1. Mục tiêu xây dựng quân đội Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi, xây dựng chính quyền, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế. Sử cũ có ghi: “Thái Tổ từ khi lên ngôi vua đến nay, thi thố chính sử có vẻ khả quan, như định luật lệ, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học, có thể nói là mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp” [6, ]. Tuy nhiên, từ đây cũng bắt đầu một cuộc khủng hoảng trong cung đình, nội bộ vương triều mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực của nhau. Bởi lẽ vua là người “đa nghi hay giết” [6, ], các vua kế vị còn quá ít tuổi, thường bị các quyền thần ức chế, nhất là thời vua Lê Nhân Tông, lên ngôi lúc mới 2 tuổi là cơ hội cho bọn mưu thần ngày càng lộng hành “khoảng năm Thái Hòa, Diên ninh (thời Thái Tổ, Thái Tông) trên thì tể tướng, dưới đến trăm quan, mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hối lộ” [1, ]. Chính sự phiền hà, nội bộ vương triều mâu thuẫn, lòng dân chưa thống nhất về một mối, nhất là các dân tộc miền núi vẫn còn chống lại triều đình. Từ năm 1432 đến năm 1441 đã xẩy ra nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân miền núi, điển hình vụ tù trưởng châu Mường Lễ là Đèo Cát Hãn làm phản chống lại triều đình, khiến nhà vua (Thái Tổ) phải thân chính đi đánh dẹp, hay vụ làm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.