tailieunhanh - Sự tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ Huy Thông, bài viết giới thiệu ý kiến đánh giá của giới phê bình, nghiên cứu và sáng tác đương thời về thơ Huy Thông (1916-1988) vào giai đoạn đầu phong trào Thơ mới (1932-1945). Theo tác giả bài viết thơ Huy Thông có giọng điệu mới mẻ, tạo lập một phong cách bi hùng độc đáo. Cách thức tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời gắn với không khí phê bình văn chương, thực sự có nghề, chuyên nghiệp, cởi mở và dân chủ. | Sự tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời Nguyễn Hữu Sơn1 1 Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: lavson59@ Nhận ngày 2 tháng 10 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 10 năm 2016. Tóm tắt: Nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh của nhà thơ Huy Thông, bài viết giới thiệu ý kiến đánh giá của giới phê bình, nghiên cứu và sáng tác đương thời về thơ Huy Thông (1916-1988) vào giai đoạn đầu phong trào Thơ mới (1932-1945). Theo tác giả bài viết thơ Huy Thông có giọng điệu mới mẻ, tạo lập một phong cách bi hùng độc đáo. Cách thức tiếp nhận thơ Huy Thông của người đương thời gắn với không khí phê bình văn chương, thực sự có nghề, chuyên nghiệp, cởi mở và dân chủ. Từ khóa: Huy Thông, Phạm Huy Thông, phong trào Thơ mới. Abstract: On the occasion of the birth 100th anniversary of poet Huy Thong (1916-1988), we introduce assessments by his contemporary critics, researchers and writers on his works in the early stage of the New Poetry Movement (1932-1945). Huy Thong’s poetry had a new tone and a unique style. The contemporaries perceived his poems in a professional, open and democratic atmosphere of literary criticism. Keywords: Huy Thong, Pham Huy Thong, New Poetry movement. 1. Đặt vấn đề Thi sĩ Huy Thông, tên đầy đủ là Phạm Huy Thông (22/11/1916-21/6/1988), thuộc thế hệ thứ 48 thượng tổ võ tướng Phạm Tu (476 -547), đời thứ 24 tướng quân Phạm Ngũ Lão (1255-1320), quê gốc làng Đào Xá (xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên), sinh tại Hà Nội. So với nhiều tác gia đương thời Thơ mới, Huy Thông là người có học vấn cao và sớm thành đạt. Ở trong nước, ông từng theo học trường Thầy dòng, trường Albert Sarraut và trường Luật. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông sang du học ở Pháp rồi đậu tiến sĩ luật, tiến sĩ văn chương và thạc sĩ sử địa. Huy Thông sáng tác chủ yếu vào giai đoạn đầu phong trào thơ mới, từ 1932-1937; in thơ trên các báo Phong hóa, Ngày nay, Đông Dương tạp chí, Anh niên, Tân thiếu niên, Hà Nội báo ; đồng thời đã in các tập: Yêu đương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN