tailieunhanh - Tư tưởng của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức

Tư tưởng biện chứng duy vật của Trần Đức Thảo về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức được thể hiện khá đậm nét trong triết học của ông. Để luận giải sâu sắc, khoa học về sự xuất hiện ngôn ngữ và ý thức trong con người, Trần Đức Thảo đã so sánh sự tiến hóa của các loài động vật với sự phát triển của con người. | TRIẾT - LUẬT - TÂM LÝ - XÃ HỘI HỌC Hoàng Thúc Lân Tư tưởng của Trần Đức Thảo về nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức Hoàng Thúc Lân * Tóm tắt: Tư tưởng biện chứng duy vật của Trần Đức Thảo về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức được thể hiện khá đậm nét trong triết học của ông. Để luận giải sâu sắc, khoa học về sự xuất hiện ngôn ngữ và ý thức trong con người, Trần Đức Thảo đã so sánh sự tiến hóa của các loài động vật với sự phát triển của con người. Đồng thời, ông còn vận dụng sáng tạo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, cùng các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật vào luận giải quá trình hình thành ngôn ngữ và ý thức. Ông đã chỉ rõ mối liên hệ nhân quả giữa não bộ, các giác quan với đời sống tinh thần, ý thức của con người và mối liên hệ biện chứng giữa cái sinh học, cái xã hội và tâm thần trong ý thức con người. Ông khẳng định rằng tâm lý người tiến hóa từ tâm lý động vật; ngôn ngữ, ý thức là sự thống nhất biện chứng giữa cái khách quan và chủ quan. Tư tưởng biện chứng duy vật về ngôn ngữ và ý thức của Trần Đức Thảo đã cống hiến cho nền triết học Việt Nam nói riêng và triết học nhân loại nói chung những giá trị sâu sắc và quý báu. Từ khóa: Trần Đức Thảo; ngôn ngữ; ý thức; duy vật; biện chứng. 1. Mở đầu Phương pháp biện chứng duy vật là cách thức xem xét sự vật một cách khoa học. Phương pháp biện chứng duy vật thể hiện ở các nguyên tắc như khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phát triển, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Các nguyên tắc này được rút ra từ cách giải quyết biện chứng duy vật về các vấn đề của triết học. Trần Đức Thảo đã vận dụng sáng tạo các nguyên tắc trên để nghiên cứu về nhiều vấn đề của triết học, trong đó có vấn đề nguồn gốc của ngôn ngữ và ý thức. Trần Đức Thảo khẳng định: “Chính phép biện chứng mới là phương pháp tư duy toàn diện. Khi nghiên cứu về vấn đề con người thì phải nhận thức rằng, lịch sử loài người là một quá trình thống nhất biện chứng. Do đó, cần nhận thức con người trong mâu thuẫn và quan hệ “mỗi người là

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.