tailieunhanh - Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận

Trên cơ sở phân tích luận giải hai vấn đề này từ cuộc đời và số phận của Kiều - người phụ nữ dám chủ động vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt để dấn thân cho sự tự do luyến ái, bài viết khẳng định tư tưởng nhân văn vượt tầm thời đại của Nguyễn Du. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016 NGÔN NGỮ - VĂN HỌC - VĂN HÓA Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du từ góc nhìn nữ quyền luận Cao Thị Hồng * Tóm tắt: Từ góc nhìn nữ quyền luận kết hợp thuyết phân tâm học và triết học hiện sinh, bài viết hướng đến việc giải mã vấn đề tình yêu trong Truyện Kiều trên hai phương diện cơ bản: sự tự do lựa chọn tình yêu của Thúy Kiều; khát vọng nhục cảm trong tình yêu của người phụ nữ. Trên cơ sở phân tích luận giải hai vấn đề này từ cuộc đời và số phận của Kiều - người phụ nữ dám chủ động vượt lên mọi ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt để dấn thân cho sự tự do luyến ái, bài viết khẳng định tư tưởng nhân văn vượt tầm thời đại của Nguyễn Du. Từ khóa: Nữ quyền luận; Nguyễn Du; Truyện Kiều; tình yêu. 1. Tình yêu là đề tài muôn thuở của sáng tạo văn chương. Tình yêu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Nhưng để hiểu thế nào là giá trị đích thực của tình yêu trong Truyện Kiều là một vấn đề không đơn giản. Vì vậy, từ trước đến nay đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề này. Xuất phát từ những điểm nhìn khác nhau người ta có những cách lý giải khác nhau về tình yêu trong Truyện Kiều. Qua khảo sát chúng tôi thấy tình yêu trong Truyện Kiều thường được các nhà nghiên cứu, phê bình luận giải từ triết học Phương Đông (như: Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo,.) hay từ triết học Phương Tây (như phân tâm học, hiện sinh, xã hội học.). Tuy được khám phá từ nhiều góc nhìn như thế nhưng tình yêu trong Truyện Kiều mãi mãi vẫn là một ẩn ngữ. Đúng như Trần Bích Lan đã viết: “Những tác phẩm vĩ đại của lịch sử văn học thế giới vốn có một ma lực, một nam châm hút sắt. Đứng trước một trái núi kinh dị, con người luôn bị thúc đẩy bởi ước vọng đặt lộ khai thông,. nhưng đường đi có được khai thác 88 đến trăm nghìn, vẻ hoang vu vẫn còn nguyên trong rừng thẳm. Con người có thể đập vỡ dăm ba tảng đá bé mọn nhưng thạch bàn thì không bao giờ có thể bị thay đổi, di chuyển” [4, ]. Xung quanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN