tailieunhanh - Phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục những hạn chế về môi trường và tài nguyên là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhận thức được điều đó, Nhật Bản đã tận dụng những công nghệ về môi trường và năng lượng hàng đầu thế giới để phát triển kinh tế xanh. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(100) - 2016LÝ TRIẾT - LUẬT - TÂM - XÃ HỘI HỌC Phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản và hàm ý chính sách cho Việt Nam Kim Ngọc * Trần Minh Nghĩa ** Tóm tắt: Ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục những hạn chế về môi trường và tài nguyên là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhận thức được điều đó, Nhật Bản đã tận dụng những công nghệ về môi trường và năng lượng hàng đầu thế giới để phát triển kinh tế xanh. Nhật Bản cho rằng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống con người, bằng cách theo đuổi các chính sách về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cùng một lúc, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Từ khóa: Kinh tế xanh; phát triển kinh tế xanh; chính sách; Nhật Bản. 1. Mở đầu Nhật Bản hướng tới phát triển kinh tế xanh thông qua việc ban hành và thực hiện Chiến lược tăng trưởng mới vào tháng 12 năm 2009. Chiến lược này tính đến những thách thức của biến đổi khí hậu và già hóa dân số của Nhật Bản. Đặc biệt, thúc đẩy đổi mới xanh như đổi mới trong lĩnh vực môi trường và năng lượng để hướng tới nền kinh tế carbon thấp là một trong những chính sách cơ bản của chiến lược này. Phần lớn các gói kích thích kinh tế liên quan đến môi trường là đầu tư công cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, chủ yếu là phát triển cơ sở hạ tầng cho xử lý chất thải và nước thải; đầu tư sử dụng năng lượng hiệu quả, phát triển các ngành năng lượng tái tạo và hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). 2. Chính sách phát triển kinh tế xanh ở Nhật Bản . Chính sách thuế Xanh hóa hệ thống thuế là một trong các công cụ được sử dụng để thúc đẩy các sáng kiến xanh. Nội dung của Chính sách này 26 bao gồm: đầu tư xanh, R&D, cơ sở hạ tầng, carbon thấp, công cụ thuế, phối hợp thị trường lao động với chính sách giáo dục và hợp tác quốc tế. Để thúc đẩy tiêu dùng xanh định hướng cho sản xuất xanh trên tất cả các lĩnh vực. Nhật Bản đã tổ chức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN