tailieunhanh - Về xây dựng Đảng trên phương diện đạo đức
Hồ Chí Minh luôn hết sức chú trọng việc xây dựng Đảng về phương diện đạo đức. Tư tưởng của Người là sự phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nội dung của công tác xây dựng Đảng. Quan điểm đó đang tỏ rõ giá trị và tính cấp thiết đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, - KHẢO 2016 LỊCH SỬ số 3(100) - CỔ DÂN TỘC HỌC Về xây dựng Đảng trên phương diện đạo đức Trần Thị Minh Tuyết * Tóm tắt: Hồ Chí Minh luôn hết sức chú trọng việc xây dựng Đảng về phương diện đạo đức. Tư tưởng của Người là sự phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về nội dung của công tác xây dựng Đảng. Quan điểm đó đang tỏ rõ giá trị và tính cấp thiết đối với công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Từ khóa: Hồ Chí Minh; đạo đức cách mạng; xây dựng Đảng. 1. Mở đầu Trong số các nhà cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh là người đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức. Người chủ trương xây dựng Đảng không chỉ về tư tưởng, chính trị, tổ chức như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin thường nhấn mạnh, mà còn về phương diện đạo đức. Người yêu cầu Đảng ta không chỉ là hiện thân của trí tuệ mà còn phải là hiện thân của “danh dự và lương tâm của dân tộc” [6, ]. Với định nghĩa “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”, Người đã đặt tiêu chí đạo đức lên hàng đầu; coi đạo đức là một đặc trưng bản chất của Đảng, tức là nếu thiếu đặc trưng ấy, Đảng sẽ không còn là một Đảng cách mạng chân chính nữa. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của đạo đức trong công tác xây dựng Đảng hoàn toàn tương hợp với truyền thống coi trọng đạo đức của văn hóa Việt Nam. Nhận thức và thực hiện và vận dụng đúng tư tưởng của Người về vấn đề đạo đức trong công tác xây dựng Đảng đang là điều kiện 20 để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.(*) 2. Xây dựng Đảng về phương diện đạo đức Xây dựng Đảng về phương diện đạo đức là một tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh. Ngay từ khi Đảng chưa ra đời, trong tác phẩm Đường cách mệnh, khi đề cập đến tư cách của người cách mạng, Người đã chỉ ra 23 phẩm chất, trong đó có một số phẩm chất hết sức quan trọng như “giữ chủ nghĩa cho vững”, “ít lòng ham muốn về vật chất”, “nói thì phải làm”, “phục tùng đoàn thể”. Năm 1947, khi viết tác phẩm Sửa đổi lối làm .
đang nạp các trang xem trước