tailieunhanh - Rủi ro từ hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà

Các dự án nhà ở tại Việt Nam đang đồng loạt chuyển từ việc ký kết hợp đồng góp vốn sang ký kết hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà ở. Để làm rõ khía cạnh pháp lý về hình thức giao dịch mới trở nên phổ biến này, nhất là về tính hợp pháp của hợp đồng và những rủi ro của nó, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi với TS Phạm Văn Võ, phó trưởng khoa luật Thương mại, trường đại học Luật . . | Rủi ro từ hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà Các dự án nhà ở tại Việt Nam đang đồng loạt chuyển từ việc ký kết hợp đồng góp vốn sang ký kết hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà ở. Để làm rõ khía cạnh pháp lý về hình thức giao dịch mới trở nên phổ biến này nhất là về tính hợp pháp của hợp đồng và những rủi ro của nó phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi với TS Phạm Văn Võ phó trưởng khoa luật Thương mại trường đại học Luật . Theo ông tại sao lại có sự thay đổi từ góp vốn sang đặt cọc Ảnh minh hoạ. Ảnh TL SGTT Trước khi có nghị định 71 2010 NĐ-CP tuy luật Kinh doanh bất động sản không đề cập đến hình thức giao kết hợp đồng góp vốn nhưng cũng không cấm. Do vậy để có thể huy động vốn từ khách hàng trước khi xây dựng xong phần móng luật Nhà ở chỉ cho phép chủ đầu tư huy động tiền ứng trước của người mua nhà ở hình thành trong tương lai khi đã xây dựng xong phần móng chủ đầu tư thường chọn hình thức ký kết hợp đồng góp vốn theo quy định của bộ luật Dân sự luật Đầu tư. Hiện nay nghị định 71 và thông tư 16 2010 TT-BXD đã chính thức cho phép chủ đầu tư được ký kết hợp đồng góp vốn và người góp vốn được phân chia sản phẩm là nhà nhưng theo hướng không phải mở hoàn toàn. Cụ thể nghị định 71 chỉ cho phép chủ đầu tư dự án khu nhà ở được dùng tối đa 20 số lượng nhà ở trong mỗi dự án để phân chia cho người có hợp đồng góp vốn. Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng góp vốn khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở. Trong phạm vi địa bàn của một tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân chỉ được tham gia góp vốn theo hình thức phân chia sản phẩm là nhà ở một lần với số lượng một nhà ở nhà biệt thự nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư các trường hợp góp vốn còn lại thì chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc cổ phiếu. Số lượng nhà còn lại chủ đầu tư phải bán thông qua sàn giao dịch và chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai

TỪ KHÓA LIÊN QUAN