tailieunhanh - Phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí giáo dục ở Đại học Quốc gia Lào đáp ứng nhu cầu hội nhập hiện nay
Để nâng cao chất lượng giáo dục, việc đầu tư, phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết này đề cập việc phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí giáo dục ở đại học Quốc gia Lào trong bối cảnh hội nhập. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 62-bìa 3 PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA LÀO ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP HIỆN NAY Vetpany Sivongxay - Đại học Quốc gia Lào Ngày nhận bài: 29/09/2017; ngày sửa chữa: 30/09/2017; ngày duyệt đăng: 05/10/2017. Abstract: It is very important to improve the quality of education, the investment and development for teaching staff and managerial staff in which defining strategy of plan, criteria of teaching staff and managerial staff training is the first priority. If there is a sufficient number of qualified teachers and managers, the education work will be strengthened as well as the quality of education will be improved. The article mentions the development of teaching staff, managerial staff in integration context. Keywords: Developing teaching staff and managerial staff, international integration. 1. Mở đầu Trong lịch sử phát triển của nền giáo dục đại học hiện đại từ giáo dục “tinh hoa” đến giáo dục “đại chúng”, vấn đề sứ mệnh của giáo dục đại học luôn được các học giả, các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm, tranh luận với nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau. Tuy nhiên, cho dù ở góc độ nào thì nền giáo dục đại học luôn coi trọng sứ mệnh cao cả là khai sáng, thức tỉnh, phát triển tri thức và các giá trị văn hóa, tìm kiếm chân lí, dẫn dắt xã hội. Để thực hiện được sứ mệnh này, việc phát triển đội ngũ giảng viên (GV), cán bộ quản lí (CBQL) được coi là vấn đề trọng tâm, nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước nói chung, cho các trường đại học và Đại học Quốc gia Lào nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu GD-ĐT. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã xây dựng Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn 2030 với mục tiêu đến năm 2020, Lào
đang nạp các trang xem trước