tailieunhanh - Phát triển năng lực sáng tạo kĩ thuật cho sinh viên ngành sư phạm kĩ thuật thông qua sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật

Bài viết nghiên cứu một số vấn đề lí luận về sử dụng bài toán thiết kế kĩ thuật trong dạy học kĩ thuật và phân tích một số ví dụ minh họa trong dạy học các nội dung về kĩ thuật điện tử cho sinh viên ngành sư phạm kĩ thuật. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 439 (Kì 1 - 10/2018), tr 49-53 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO KĨ THUẬT CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM KĨ THUẬT THÔNG QUA SỬ DỤNG BÀI TOÁN THIẾT KẾ KĨ THUẬT Nguyễn Thị Mai Lan - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngày nhận bài: 16/08/2018; ngày sửa chữa: 20/08/2018; ngày duyệt đăng: 05/09/2018. Abstract: Universities need to innovate teaching methods in order to develop student’s technical creative capacity in training manpower with technical expertise, creative and independent solving real technical issue. Using map in design and solve technical issue is considered as one of the most effective methods to develop student’s technical creative capacity. The article presents some theories on the usage of map in technical teaching and analyses some models of teaching electric engineering for students of technical education major. Keywords: Technical issues, technical creative capacity, students. 1. Mở đầu Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, giáo dục đại học cần đào tạo nguồn nhân lực không chỉ có chuyên môn sâu về kĩ thuật mà còn có khả năng hành động sáng tạo và độc lập khi giải quyết các vấn đề kĩ thuật trong thực tiễn đời sống. Nhiều công trình của các nhà nghiên cứu đã đánh giá vai trò quan trọng của các bài toán trong phát triển trí tuệ và năng lực của người học [1], [2], [3]; vai trò của bài toán kĩ thuật trong việc hình thành và phát triển tư duy kĩ thuật [4], [5], tư duy sáng tạo cho người học [6], [7]. Trong đó, các bài toán thiết kế kĩ thuật (TKKT) gần gũi với hoạt động sáng tạo của các nhà sáng chế, nhà nghiên cứu trong thực tiễn đời sống. Vì vậy, trong dạy học kĩ thuật, việc xây dựng và sử dụng bài toán TKKT có vai trò to lớn trong việc phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo; giúp phát triển tư duy kĩ thuật, tư duy sáng tạo và bồi dưỡng năng lực sáng tạo kĩ thuật của người học. Bài viết nghiên cứu một số vấn đề lí luận về sử dụng bài toán TKKT trong dạy học kĩ thuật và phân tích một số ví dụ minh họa trong dạy học các nội dung về kĩ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.