tailieunhanh - Phát triển năng lực quản trị nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh

Xuất phát từ những cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, phát triển năng lực quản trị của hiệu trưởng trường tiểu học không chỉ dừng lại ở quản trị cơ cấu, tổ chức, hành chính, nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, mà còn phải phát triển năng lực quản trị kế hoạch giáo dục, chất lượng các hoạt động giáo dục, quản trị hợp tác đối ngoại và sự thay đổi của nhà trường. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 438 (Kì 2 - 9/2018), tr 6-9; 22 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC QUẢN TRỊ NHÀ TRƯỜNG CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Tứ - Trường Đại học Vinh Trần Văn Dàng - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận 2, TP. Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 10/08/2018; ngày sửa chữa: 14/08/2018; ngày duyệt đăng: 16/08/2018. Abstract: Abstract : In order to meet the requirements of education reform, the principal of primary school must satisfy the criteria of quality and competence of the institution. Base on the theoretical and practical basis, development of the principal’s administrative ability in primary school is not limited to organization, administration, personnel, finance , infrastructure, equipment, but also must stimulate the capacity of educational administration, the quality of educational activities, the governance of external cooperation and the change of the school. In line with ensuring the conditions for the administration function, the principal is entitled to administration and must have to ability administration education in primary school. Keywords: Principal, education, capacity, development, governance, primary school. . Sự cần thiết của việc phát triển năng lực quản trị cho hiệu trưởng trường tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh - Khái niệm “quản trị” được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau, từ các cách tiếp cận khác nhau. Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp những hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được. Năng lực quản trị là một năng lực có tính khoa học và nghệ thuật, có tính toàn diện và liên quan đến nhiều lĩnh vực chứ không đơn thuần trong một lĩnh vực cụ thể. Trong lĩnh vực GD-ĐT, khái niệm quản trị được sử dụng nhiều trong hệ thống các cơ sở GD ngoài công lập. Trong các cơ sở GD đại học, khi vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm trở nên cấp thiết thì vấn đề quản trị trường đại học được

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN