tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đạm trong Tuyệt cú của Vương Duy và Wabi trong Haiku của Basho

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đạm trong Tuyệt cú của Vương Duy và Wabi trong Haiku của Basho bao gồm những nội dung về tổng quan đạm và Wabi; phương diện thẩm mĩ của yếu tố đạm trong thơ Vương Duy và yếu tố Wabi trong thơ Basho; phương diện tư tưởng của yếu tố đạm trong thơ Vương Duy và yếu tố Wabi trong thơ Basho. | ffij IB tesp-r 11 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Diệu Minh Chân Như ĐẠM TRONG TUYỆT CÚ CỦA VƯƠNG DUY VÀ WABI TRONG HAIKU CỦA BASHO Chuyên ngành Văn học nước ngoài Mã số 66 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. LƯU ĐỨC TRUNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu phòng Khoa Học Công nghệ và Sau Đại học khoa Ngữ Văn các thầy cô trong to Văn học nước ngoài đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Xin gửi tới GS. Lưu Đức Trung lòng biết ơn sâu sắc. Cảm ơn gia đình bạn bè đồng nghiệp luôn động viên tôi trong thời gian vừa qua. Tác giả luận văn Nguyễn Diệu Minh Chân Như MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng tôi chọn đề tài Đạm trong thơ Vương Duy và Wabi trong thơ Basho vì những lí do sau . Ngày nay xu thế giao lưu hội nhập đối thoại giữa các quốc gia dân tộc giữa các nền văn hóa trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ và đó là một xu thế tiến bộ. So sánh Haiku của Basho và tuyệt cú của Vương Duy không nằm ngoài mục đích học tập hai nền văn hóa lớn của hai dân tộc lớn Trung Hoa và Nhật Bản để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn nền văn hóa phương đông một trong những cội nguồn văn hóa của nhân loại. . Tuy thơ Haiku và thơ Đường không ra đời trong cùng một giai đoạn một thời kì nhưng giữa hai nền thơ ca này nói chung và giữa hai tác giả Vương Duy và Basho nói riêng có rất nhiều điểm gặp gỡ cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật có thể đối thoại với nhau và khi đối chiếu với nhau giá trị của cả hai sẽ được tôn vinh hơn và chúng ta sẽ thấy rõ hơn những nét đặc sắc không thể thay thế được cũng như những đặc trưng khái quát chung của hai tác giả hai nền văn học. . Trước nay các công trình nghiên cứu so sánh văn học giữa văn học Nhật Bản và văn học Trung Hoa thường đi vào nghiên cứu những nét lớn khai thác vấn đề trên diện rộng như so sánh hai thể thơ Tuyệt cú và Haiku so sánh yếu tố thiền trong thơ Haiku và thơ . Chúng tôi với ý thức kế thừa một cách có gia công .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN