tailieunhanh - Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Mời các bạn tham khảo tài liệu "Thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long" để hiểu rõ hơn về tình hình chung về nuôi trồng thủy sản, xác định nhu cầu cấp nước,. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn. | Nghiên cứu khoa học chuyên ngành THỦY LỢI PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SAN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG . Dương văn Viện Ở đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL việc nuôi trồng thủy sản NTTS đang được người dân rất quan tâm và ngày càng phát triển. Các sản phẩm từ NTTS đang đóng vai trò quan trọng và có giá trị lớn trong kim ngạch xuất khẩu nâng cao đời sống nhân dân. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân làm cho NTTS ở ĐBSCL phát triển không bền vững gây ra những hiểm họa khôn lường cho kinh tế-xã hội và môi trường. Một trong những nguyên nhân được coi đứng hàng đầu là hệ thống thủy lợi phục vụ NTTS chưa được quan tâm đúng mức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL thuộc vùng châu thổ sông Mekong có 13 tỉnh thành Long An Tiền Giang Đồng Tháp Vĩnh Long Trà Vinh Bến Tre Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Kiên Giang An Giang Hậu Giang và TP Cần Thơ tổng diện tích tự nhiên khoảng 3 96 triệu ha với dân số hơn 17 triệu người có bờ biển dài 875 km đất đai bằng phẳng màu mỡ được phù sa bồi đắp thủy sản dồi dào. Nguồn nước mặt khá phong phú dòng chảy sông Cửu Long bình quân nhiều năm ước khoảng 500 tỷ m3 được đưa vào đồng bằng qua hệ thống sông rạch tự nhi ên và kênh đào dày đặc cùng với khoảng 2 triệu ha đất ngập nước theo mùa hình thành nên hệ sinh thái đa dạng là nơi sinh trưởng cư trú của nhiều hệ động thực vật thích nghi với cả môi trường nước ngọt và mặn. ĐBSCL có một nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng là một trong những lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây trồng vật nuôi tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Triều biển Đông biển Tây ảnh hưởng lên phần lớn diện tích của ĐBSCL sự xâm nhập của thủy triều làm cho khoảng 1 7 triệu ha đất bị xâm nhập mặn mở ra một tiềm năng lớn cho phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ. Đây là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước diện tích nuôi chiếm trên 71 sản lượng nuôi chiếm 72 của cả nước và giá trị xuất khẩu thủy sản xuất khẩu chiếm đến 75 của cả .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN