tailieunhanh - Cách Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường (ĐTĐ). Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người ĐTĐ rất quan trọng. Ở một người ĐTĐ sẽ dễ tổn thương bàn chân, do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1/5 người ĐTĐ phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này. Biểu hiện của. | Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường Tổn thương bàn chân hay gặp trong bệnh ĐTĐ. Một trong những biến chứng hay gặp và có thể dẫn đến tàn phế là biến chứng trên bàn chân người đái tháo đường ĐTĐ . Việc chăm sóc kỹ bàn chân ở người ĐTĐ rất quan trọng. Ở một người ĐTĐ sẽ dễ tổn thương bàn chân do bệnh làm tổn thương dây thần kinh ngoại biên và giảm lượng máu nuôi đến bàn chân. Hội ĐTĐ Hoa Kỳ ước tính có khoảng 1 5 người ĐTĐ phải vào bệnh viện vì vấn đề ở bàn chân. Chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa được các vấn đề này. Biểu hiện của bệnh ĐTĐ ĐTĐ là một bệnh mãn tính đặc trưng bởi sự tăng đường huyết quá mức bình thường. Như chúng ta biết trong các thức ăn chúng ta ăn vào phần lớn được biến thành một chất đường được gọi là glucose. Glucose là chất cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Trên bề mặt tế bào có một loại thụ thể tiếp nhận một chất đặc biệt là insulin sau đó sẽ kích hoạt sự vận chuyển glucose vào sử dụng trong tế bào. Insulin là một chất nội tiết được tiết ra bởi tế bào bêta tuyến tụy gen sản xuất insulin nằm ở nhánh ngắn của nhiễm sắc thể 11. Insulin là một protein có 51 acid amin phân làm 2 chuỗi peptid chuỗi A gồm 21 acid amin chuỗi B gồm 30 acid amin nối với nhau bởi cầu S-S . Insulin của heo và bò chỉ khác với insulin người một chút cho nên được sử dụng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Vì một lý do nào đó tuyến tụy không thể tiết đủ lượng insulin thì đường trong máu không được tế bào sử dụng dẫn đến hậu quả tế bào đói đường đường trong máu tăng cao và nếu lượng đường máu vượt quá ngưỡng chức năng của thận sẽ có mặt đường trong nước tiểu. Ở người bình thường lúc đói đường máu không quá 110mg dl khi trên 126 mg dl thì được chẩn đoán bệnh ĐTĐ ít nhất qua 2 lần đo đây là tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ. Chỉ khi nào đường trong máu vượt trên 180mg dl thì mới có đường trong nước tiểu nên thuật ngữ ĐTĐ không phản ánh đúng bản chất của bệnh chắc có lẽ người ta dùng theo thói quen. Nhiều người đã rất chủ quan với bệnh ĐTĐ vì họ nghĩ chỉ khi nào đái

TỪ KHÓA LIÊN QUAN