tailieunhanh - Bài giảng môn học Cơ học máy: Chương 4 - TS. Phan Tấn Hùng

Bài giảng "Cơ học máy - Chương 4: Phân tích động học cơ cấu" cung cấp cho người học các kiến thức: Đại cương về phân tích động học cơ cấu, phân tích động học bằng phương pháp đồ thị, phân tích động học bằng phương pháp giải tích. . | Cơ học máy Chương 4 TS Phan Tấn Tùng Phân tích động học cơ cấu 1. Đại cương: - Phân tích động học cơ cấu là xác định qui luật chuyển động của cơ cấu (thông qua các yếu tố như vị trí, vận tốc, gia tốc) khi đã biết lược đồ cơ cấu và qui luật chuyển động của khâu dẫn. - Bài toán động học cơ cấu bao gồm: • Xác định vị trí một điểm bất kỳ của cơ cấu tại một thời điểm bất kỳ. • Xác định vận tốc của điểm bất kỳ của cơ cấu tại một thời điểm bất kỳ. • Xác định gia tốc của điểm bất kỳ của cơ cấu tại một thời điểm bất kỳ. – Ý nghĩa: • Xác định vị trí để thiết kế máy theo chức năng nhiệm vụ, bố trí không gian hoạt động của máy. • Xác định vận tốc và gia tốc để đảm bảo tính năng hoạt động, năng suất, chức năng làm việc của máy. Đây cũng là thông số cần thiết để thiết kế 1 kết cấu máy. Cơ học máy TS Phan Tấn Tùng • Có nhiều phương pháp để giải bài toán động học cơ cấu: • Phương pháp giải tích: chính xác và tổng quát nhưng phức tạp, đôi khi gần như không thể thực hiện được. • Phương pháp đồ thị, phương pháp họa đồ véc tơ: đơn giản, trực quan nhưng chỉ có cho kết quả tại một từng thời điểm, do đó kết quả rời rạc không liên tục, độ chính xác không cao. • Ngoài ra còn một số phương pháp khác như phương pháp ma trận, phương pháp tâm vận tốc tức thời. • Trong chương trình này chỉ tập trung vào phương pháp đồ thị và phương pháp họa đồ véc tơ. Các phương pháp này dựa trên phương pháp vẽ theo tỉ lệ xích để giải bài toán động học cơ cấu. 2 Cơ học máy TS Phan Tấn Tùng 2. Phân tích động học bằng phương pháp đồ thị: 3 Cơ học máy Từ đồ thị TS Phan Tấn Tùng ϕ 3 = ϕ 3 (ϕ1 ) ta dùng phương pháp vẽ vi phân đồ thị để dϕ 3 d ϕ3 và dϕ1 dϕ12 2 được các đồ thị (xem file ) 4 Cơ học máy TS Phan Tấn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN