tailieunhanh - Đề thi học kì 1 Địa 9 – THCS Lam Sơn (kèm đáp án)

Đề thi học kì 1 môn Địa Lí lớp 9 của trường THCS Lam Sơn có nội dung xoay quanh: Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay, thế mạnh kinh tế ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo. | TRƯỜNG THCS LAM SƠN ĐỀ KIỂM THI HỌC KỲ I MÔN: ĐỊA LÍ – LỚP 9 Thời gian: 45 phút Câu 1: ( điểm) Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào? Nêu những thành tựu và thách thức của nền kinh tế nước ta từ sau ngày đổi mới? Câu 2: (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a. Kể tên các tỉnh,thành phố thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Bắc xuống Nam? định các thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ? Câu 3: (3,0 điểm) Cho bảng số liệu : Giá trị GDP phân theo thành phần kinh tế (ĐV: %) Năm 1991 1995 2000 2005 Tổng số 100% 100% 100% 100% KV nhà nước 38,3 40,0 40,7 40,8 Ngoài nhà nước 58,0 53,1 48,4 47,1 Có vốn ĐTNN 3,7 6,9 10,9 12,1 (Theo Niên giám Thống kê 2006 - NXB Thống kê) a) Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì trên . b) Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta trong thời kì đó . Câu 4: (2 điểm) . Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên. (HS được sử dụng Atlat Địa Lí Việt Nam-Xuất bản Tháng 9-2009) Hết (Giám thị không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 9 -Chuyển dịch cơ cấu ngành : nông – lâm- ngư nghiệp giảm , CN -XD tăng -Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ : có 7 vùng kinh tế , 3 khu vực kinh tế trọng điểm -Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế :Nền kinh tế nhiều thành phần . - Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. - Nước ta đang hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Thách thức: - Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao. - Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. - Vấn đề việc làm, y tế, giáo dục, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập. + Khu vực KT ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm dần từ 58% xuống còn 47,1% + Khu vực KT nhà nước chiếm tỉ trọng thứ 2 nhưng có xu hướng tăng dần từ 38,3% lên 40,8% khẳng định vai trò ngày càng lớn của các ngành KT chủ chốt do nhà nước quản lí +Khu vực KT có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng mạnh nhất(từ 3,7% lên 12,1%) do chính sách mở cửa thu hút đầu tư. 1,5 0,5 0,5 0,5

TỪ KHÓA LIÊN QUAN