tailieunhanh - Quanh mối quan hệ giữa Bác Hồ với thơ đường luật

Bài viết "Quanh mối quan hệ giữa bác hồ với thơ đường luật" trình bày về tiêu chí để xác định thơ đường luật trong thơ Bác, về việc vận dụng thể thơ đường luật của Hồ Chí Minh, những đặc điểm trong việc vận dụng luật thơ,. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập và nghiên cứu. | NGHIÊN CỨU KHOA HOC QUANH MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁC HÒ VỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT B Nguyễn Khắc Phi Trong sáng tác thơ của Hồ Chủ tịch tỉ lệ số bài viết theo thể Đường luật khá cao trong đó phần lớn lại viết bằng chữ Hán. Thơ Đường luật là một thể thơ cổ ra đời cách đây khoảng 1500 năm lại có xuất xứ ở nước ngoài. Không chỉ Ngục trung nhật kí được viết trên đất Trung Quốc mà trong tập Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh Ngoài Nhật kí trong tù xuất bản năm 1990 cũng có đến 15 bài thơ Đường luật viết trên đất Trung Quốc nói về những nhân vật danh thắng của Trung Quốc trong các dịp người đi công tác hoặc nghỉ dưỡng. Thế nhưng tất cả đều toát ra tinh thần dân tộc và tính hiện đại sâu sắc. Nhiều bài viết và công trình trước nay đã cố gắng làm nổi bật những điều ấy song vẫn còn những khía cạnh cần bàn luận thêm về mối quan hệ giữa Người thơ của Người với thơ Đường luật. Trong tham luận này tôi chỉ xin trình bày một số ý kiến về một vài điểm quanh chủ đề nói trên. I. về tiêu chí để xác định Thơ Đường luật trong thơ Bác Có một số người dùng khái niệm Thơ Đường thay cho Thơ Đường luật . Đó là một lối nói đơn giản theo quy ước không thật sự khoa học có thể gây hiểu nhầm là chỉ thơ ở đời Đường nói chung dù được sáng tác bằng bất cứ thể thơ nào như tên gọi của hai tập Thơ Đường do NXB Văn học đã xuất bản . Bởi vậy bàn về vấn đề Bác Hồ với thơ Đường luật trước hết không thể không minh định thuật ngữ ấy mặc dầu nhà ngôn ngữ học thi pháp học nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc là Vương Lực cũng phải thừa nhận Phân loại thể thơ là một vấn đề phức tạp Cổ đại Hán ngữ Tập 4. Bản đã sửa chữa in lần thứ 33. Trung Hoa thư cục. Bắc Kinh 2003 trang 1511 . Công thức thì đã rõ nhưng vận dụng cụ thể thì không đơn giản. Một bài thơ thất ngôn bát cú bảo đảm niêm luật đối nhưng lại gieo vần trắc có thể coi là thơ Đường luật hay không Ý kiến phổ biến hiện nay đều cho rằng GS Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 32 SỐ 10 - THÁNG 02 2016 thơ Đường luật chỉ gieo vần bằng Toàn bộ thơ Đỗ Phủ chỉ có 1 bài gieo vần trắc . Bài Tĩnh dạ

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.