tailieunhanh - Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính chất nhiệt của vật liệu

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tính chất nhiệt của vật liệu trình bày về một số tính chất nhiệt, phân tích nhiệt visai, phương pháp nhiệt trọng lượng, quét nhiệt visai. Mời các bạn tham khảo đề tài nghiên cứu khoa học để nắm bắt nội dung chi tiết. Tài liệu hữu ích với các bạn chuyên ngành Vật lí.   | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN KHOA KHOA HỌC VẬT LIỆU BỘ MÔN KHOA HOC VÀ CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU GV TS. TRẦN THỊ THANH VÂN Tính chất nhiệt của vật liệu Nhóm 6 Bùi Lý Việt Trinh Bùi Duy khánh Nguyễn Văn Đại Nguyễn Thị Thu 1 Page Giới thiệu Phân tích nhiệt là phương pháp phân tích các tính chất vật lý cũng như hóa học của mẫu đo một cách liên tục như những hàm của nhiệt độ nhiệt độ ở đây thay đổi có quy luật được định sẵn . trên cơ sở lý thuyết về nhiệt động học từ sự thay đổi các tính chất đó ta có thể xác định được các thông số yêu cầu của việc phân tích. Các thông tin mà pp này mang lại cho chúng ta là rất quan trọng đối với việc nghiên cứu và phát triển một số loại sản phẩm. 3 phương pháp chính được đề cập đến là Phân tích nhiệt visai DTA Quét nhiệt visai DSC Phân tích nhiệt trọng lượng TGA I. Một số tính chất nhiệt 1. Nhiệt dung nhiệt dung riêng. Nhiệt dung là lượng nhiệt vật hoặc một khối chất thu vào hay tỏa ra để tăng hoặc giảm 1 K hoặc 1 C. Nhiệt dung C được viết như sau c s đr Trong đó dQ - năng lượng cần để gây ra độ biến thiên nhiệt độ dT. Thông thường nhiệt dung được tính theo mol của vật liệu chẳng hạn J mol. K hoặc cal . Trong thực tế có hai cách đo nhiệt dung của vật liệu tương ứng với các điều kiện môi trường kèm theo sự truyền nhiệt. Một là nhiệt dung đẳng tích Cv thể tích mẫu được giữ không đổi và hai là nhiệt dung đẳng áp Cp luôn luôn lớn hơn Cv. Tuy nhiên sự khác nhau giữa chúng là rất ít đối với đa số các vật liệu rắn ở nhiệt độ phòng và thấp hơn. Nhiệt dung do dao động mạng. 2 Page Trong đa số các vật rắn dạng cân bằng năng lượng nhiệt chủ yếu là bằng sự tăng năng lượng dao động của các nguyên tử. Nguyên từ trong vật liệu rắn không ngừng dao động ở tần số rất cao và với biên độ tương đối nhỏ. Những dao động của các nguyên tử lân cận phối hợp với nhau bằng liên kết nguyên tử và theo phương thức truyền sóng mạng có thể xem đó là những sóng đàn hồi hay nói đơn giản là những sóng âm có bước sóng ngắn và tần số rất cao lan truyền trong tinh thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN