tailieunhanh - Ebook Truyện danh nhân Việt Nam thời Lê – Tây Sơn: Phần 2 – Ngô Văn Phú
Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn sách "Truyện danh nhân Việt Nam thời Lê – Tây Sơn" giới thiệu tới người đọc những câu truyện về các danh nhân thời Lê và các doanh nhân thời Tây Sơn như: Nguyễn Huệ đến Thăng Long, bà Chúa Nành và Công chúa Ngọc Hân, Đại tư mã Ngô Văn Sở, người cắt cỏ ở Quốc tử giám (Toàn An),. nội dung chi tiết. | Người pbu bốc vác ồ bến chợ Phạm Công Trứ khuân vác hàng hoá của người lái buôn họ Trần từ thuyền lên bến nhận được tiền vào quán gọi cơm - một đĩa lòng lợn canh muống một chén rượu - sau đó tìm một gốc đa lớn rải chiếu manh rút trong tay nải ra một quyển sách nằm dưới bóng cây đọc mê mải đến nỗi khi nhập hàng xuống thuyền không biết. Thương nhân họ Trần phải đi tìm thấy Phạm Công Trứ ham học thế liền để ý. Buổi tối cho gọi xuống thuyền mà hỏi - Anh ham học thế sao không chú ý dùi mài kinh sử mà phải vất vả kiếm sống thế này Phạm Công Trứ nói - Không giấu gì ông. Tôi người làng Liêu Xuyên huyện Đường Hào vì nhà nghèo nên phải theo bạn đến đây bốc vác kiếm ít tiền về nuôi mẹ. - Khổ thế chí thú vào việc khác có hơn không Nếu anh chịu làm chân sào cho ta thì cứ sau mỗi chuyến đi tiền bạc cũng khá đấy Phạm Công Trứ nói - Cha tôi là nho sinh thi cử nhiều năm không đỗ khi mất còn uất ức ứa nước mắt bảo tôi Đời cha chưa có tên đề bảng vàng con hãy cố thi đỗ rửa cái hận này cho cha . Như thế tôi không gắng gỏi làm sao được. Thương nhân họ Trần cảm động khen có chí từ đó lưu ý bù trì cho. 186 Khoa thi năm Mậu Thìn 1628 niên hiệu Vĩnh Tộ đời Lê Thần Tông Phạm Công Trứ thi Tiến sĩ cùng đỗ với Thám hoa Giang Văn Minh trải làm quan đến Thái Thường tự khanh. Năm ấy mất mùa dân chúng đói kém cướp bóc xảy ra nhiều nơi. Phó đô tướng Thái bảo Tây Quận công Trịnh Tạc được cử đi đánh dẹp. Chúa Trịnh Tráng chọn Phạm Công Trứ làm tán lý. Trịnh Tạc mang quân xuống Sơn Nam. Phạm Công Trứ dâng kế rằng - Tôi nghĩ dân mất mùa đói ăn vụng túng làm càn do đó mới tụ họp thành trộm cướp. Nhà giàu vốn đã nhiều thóc lúa nay lại cho vay nặng lãi tích trữ làm giàu do đó lòng dân càng oán thán bảo nhau đến cướp phá. Chi bằng đến các phủ huyện có bọn giặc cướp hoành hành dữ nhất gọi đám nhà giàu lại bảo họ tự nguyện đem thóc ra bán cho triều đình với giá phải chăng ta lấy thóc đó phát chẩn cứu dân một mặt trị bọn đầu đảng. Như thế là vừa ngăn được dân không theo giặc lại làm ân đức của vương triều nhà
đang nạp các trang xem trước