tailieunhanh - Những cảm nghĩ về giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai qua các di tích lịch sử

Tài liệu giới thiệu tới người đọc những cảm nghĩ về giá trị văn hóa – lịch sử Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù Lao Phố, ý kiến đóng góp, kiến nghị về việc giữ gìn, phát huy giá trị của Đền  thờ Nguyễn Hữu Cảnh trong quá trình xây dựng, phát triển tỉnh Đồng Nai giàu đẹp, văn minh,. nội dung chi tiết.   | 1 A - Những cảm nghĩ về giá trị văn hóa - lịch sử Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Cù Lao Phố nay thuộc xã Hiệp Hòa thành phố Biên Hòa Đồng Nai. Vùng đất Trấn Biên xưa ngày nay là Biên Hòa - Đồng Nai có lịch sử hình thành phát triển hơn 300 năm gắn liền với sự thăng trầm của các triều đại phong kiến cùng với các biến cố chính trị văn hóa quan trọng tạo nên nét đặc thù cho một đô thị phương Nam. Trong những nhân vật đã góp phần hình thành nền tảng ban đầu của chủ quyền lãnh thổ thiết chế văn hoá xã hội cho Biên Hòa - Đồng Nai vào cuối thế kỷ XVII có một nhân vật mà công đức của Ông vẫn còn ghi đậm trong ký ức của người dân phương Nam đó chính là Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Người dân Trấn Biên xưa Biên Hòa - Đồng Nai nay dựng Đình Bình Kính để tri ân và tưởng nhớ Ông một vị Tiền hiền đã khai mở cơ nghiệp phía Nam cho Đại Việt mà hơn 300 trăm năm qua nhiều thế hệ con dân đã tiếp nối cơ nghiệp to lớn của Ông phát triển vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai ngày một sung túc thịnh vượng và vững mạnh. Ngược dòng lịch sử cùng những nhóm cư dân được cho là bản địa ở vùng đất phương Nam như Chơro Mạ S tiêng Kơho Khơme . người Việt đã đến vùng đất Biên Hòa -Đồng Nai từ rất sớm có thể vào khoảng thế kỷ XVI. Trong quá trình khẩn hoang lập nghiệp trên vùng đất mới họ từng bước khẳng định sự tồn tại của cộng đồng bằng việc xây dựng một cuộc sống ổn định. Về đời sống tinh thần người Việt hình thành những cơ sở tín ngưỡng để gắn kết cộng đồng và thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Lúc ban đầu những cơ sở tín ngưỡng được dựng lên với quy mô nhỏ bằng những vật liệu vốn sẵn có tại chỗ như tre lá cây gỗ. Về sau trong quá trình phát triển những cơ sở tín ngưỡng được nâng cấp lên cả quy mô lẫn hình thức do sự lớn mạnh của chính cộng đồng dân cư cư trú tại chỗ. Có thể nói đình làng là một dấu ấn xác định sự hình thành của cộng đồng xã tộc người Việt trên vùng đất mới khi chưa có sự quản lý của nhà nước. Những người di dân tự do đến vùng đất mới gắn kết nhau trong làng xã qua hình thức cộng đồng chung trong tín

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.