tailieunhanh - Giáo trình Triết học: Phần 2 (Dùng cho học viên Cao học và Nghiên cứu sinh không chuyên ngành triết học)

Giáo trình Triết học: Phần 2 gồm nội dung chương 5 đến chương 11. Nội dung phần này trình bày các vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận hình thái kinh tế xã hội với con đường đi lên Xã hội Chủ nghĩa và các nội dung khác. | 225 Chƣơng V CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DUY VẬT BIỆN CHỨNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC Trong đời sống xã hội, thế giới quan giữ vai trò rất quan trọng, vì nó định hướng cho mọi hoạt động của con người. Chính vì vậy mà từ quá trình hình thành thế giới quan một cách tự phát, con người đã chủ động để hình thành thế giới quan một cách tự giác. Một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình này là xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống tư tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cho các quan điểm, quan niệm về thế giới. Trên cơ sở một số vấn đề chung nhất về thế giới quan, chương “Chủ nghĩa duy vật mác-xít – Cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học” sẽ khái quát nội dung, bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hệ tư tưởng cơ bản mang tính chỉ đạo cũng như những yêu cầu có tính nguyên tắc mà nó đòi hỏi đối với việc hình thành một thế giới quan khoa học. I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT 1- Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan a) Khái niệm “Thế giới quan” Là sản phẩm và là một bộ phận của thế giới, con người có nhu cầu phải nhận thức về thế giới cũng như phải nhận thức về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới để điều chỉnh hoạt động của mình, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Kết quả của quá trình nhận thức ấy tạo nên thế giới quan. Như vậy, thế giới quan là những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới xung quanh, về bản thân và về cuộc sống của con người, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ cuộc sống. Nó là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức song suy cho đến cùng nó là kết quả của cả những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan, của cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Hình thành thế giới quan là một quá trình tất yếu mà chủ thể của nó có thể là cá nhân hay cộng đồng xã hội. Về nội dung, thế giới quan phản ánh thế giới ở ba góc độ: 1) Các đối tượng bên ngoài chủ thể; 2) Bản thân chủ thể và 3) Mối quan hệ giữa chủ 226 thể với các đối

TỪ KHÓA LIÊN QUAN