tailieunhanh - Ebook Di tích và thắng cảnh Bạc Liêu: Phần 2 – Sở Thương mại – Du lịch Bạc Liêu

Nối tiếp nội dung phần 1 cuốn sách "Di tích và thắng cảnh Bạc Liêu", phần 2 trình bày các nội dung: Đình Tân Hưng, tìm hiểu lịch sử Tiên sư Cổ miếu, chùa Bang Bạc Liêu, Xiêm Cán – Một ngôi chùa đẹp nhất vùng, phủ thờ Cao Triều – Một địa chỉ du lịch hấp dẫn. nội dung chi tiết.   | Di tích Thắng cảrh Sạc Liêu Đình Tân Hưng võ AN KHÁNH Tôi đến đình Tân Hưng và hân hạnh được tiếp xúc với quí vị sau đây 1 - Ông Quách Mộc Lâm từng giữ chức Trưởng ban Trị sự từ sau ngày đất nước thống nhât đến đầu năm 1999 Chức danh này trước đây gọi là Chánh bái Phó ban Trị sự gọi là Bồi bái . Sau khi thôi giữ chức Trưởng ban đến nay ông Lâm được mời làm cố vấn Ban Trị sự của đình này. 61 Di tích Thắng cảnh Bạc Liêu 2 - Ông Hứa Tích Quang trước đây là Phó ban được cử làm Trưởng ban thay ông Lâm. 3 - Ông Trương Trung Lập làm cố vấn. Đó là những người trụ cột dã cùng tập thể Ban Trị sự đóng góp nhiều công sức của cải vào việc chăm sóc tu bổ để duy trì và phát triển ngôi đình này đến nay dù phải trải qua lắm biến đổi thăng trầm. Điều đã làm cho tôi băn khoăn không thỏa mãn về nguồn tư liệu mà mình đang có bởi ai cũng muốn tìm hiểu ngược dòng thời gian về nguồn gôc và hoàn cảnh ra đời của đình nhưng chưa có người cung cáp đầy đủ kể cả Ban Trị sự hiện tại bởi quí ông ấy có tuổi đời không quá 80 mà đình thì đã có từ thế kỷ thứ 18. Các ông chỉ được nghe qua lớp người trước kế lại phần nào cùng với trí nhớ của mình Lúc đầu đình này được cất lên bằng cây lá giữa vùng lau sậy hoang vu dân cư thưa thớt thuộc thôn Tân Hưng làng 62 Di tích Thắng cảnh Pac Liêu Vĩnh Lợi quận Phong Thạnh nằm cặp ven sông Bạc Liêu mặt tiền trông ra hướng đông bắc chiếm một diện tích rộng khoảng năm mươi mẫu. Trước đình có cây sung lớn cành lá sum suê che mát cho người qua đường. Gần gốc sung có cầu khỉ rồi cầu ván bắc ngang sông sông này hẹp hơn nhiều so với bây giờ nối liền sự giao lưu giữa chợ Bạc Liêu với vùng nông thôn. Theo thời gian chiếc cầu này cũng được sửa sang nâng câ p dần cầu ấy người ta gọi là cầu Cả Phượng. Dưới sông nhiều xuồng ghe chèo ngược xuôi mua bán các mặt hàng nông sản thủy sản phần lớn là của họ tự sản xuất ra. Bên cạnh đó là những chiếc ghe cà vòm ghe chài chở lúa gạo than củi cát đá . neo đậu hoặc di chuyển lừ đừ chậm chạp. Đêm đêm vọng lại tiếng đàn ca cổ nhạc hòa lẫn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN