tailieunhanh - Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - Trường THCS Quảng An

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học 7 - THCS Quảng An (2011-2012) giúp cho thầy cô và các bạn học sinh lớp 7 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc ra đề và ôn tập. | PHÒNG GD-ĐT QUẢNG ĐIỀN KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THCS QUẢNG AN NĂM HỌC 2011 – 2012 Tiết PPCT : 18 / học kì 1 MÔN :SINH HỌC – KHỐI : 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ : Câu 1 : ( điểm) Nêu điểm giống nhau giữa thực vật và động vật? Câu 2 : ( 2 điểm) Nêu đặc điểm chung của ruột khoang ? Hãy nêu những đại diện thường gặp của ngành ruột khoang ? Câu 3 : ( điểm ) Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị, giống và khác nhau như thế nào? Trùng kiết lị có hại như thế nào với sức khoẻ con người? Câu 4 : ( 2 điểm) Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy xác định các chú thích trong hình cho phù hợp với hình dạng ngoài của giun đất (2 điểm) Câu 5 : (2 điểm) Giun đũa có hại gì đối với sức khỏe con người. Để phòng chống giun kí sinh cần có những biện pháp nào ? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1 : ( 1,5 điểm) Điểm giống giữa động vật với thực vật * Giống nhau : - Đều có cấu tạo tế bào. ( điểm) - Đều có sự lớn lên và sinh sản. ( 0,5 điểm) - Tế bào có cấu tạo giống nhau gồm: màng, chất nguyên, nhân và các bào quan. ( điểm) Câu 2 : ( 2 điểm) * Đặc điểm chung của ruột khoang ( 1,5 điểm) - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. - Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào : Lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo. - Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận thức ăn vừa là nơi thải chất cặn bã. * Một số đại diện phổ biến của ngành ruột khoang là: ( điểm) - Thủy tức - Sứa - San hô - Hải quỳ Câu 3 : ( điểm) -Giống nhau: kí sinh trên sinh vật khác. ( điểm) -Khác nhau: + Trùng kiết lị: nuốt và tiêu hoá hồng cầu để sinh trưởng và sinh sản. ( điểm) + Trùng sốt rét chui vào trong hồng cầu, dùng chất dinh dưỡng của hồng cầu để sinh trưởng, sinh sản rồi phá hồng cầu chui ra. ( điểm) *Trùng kiết lị có hại đối với sức khoẻ con người: người bị kiết lị thường mất nước nghiêm trọng, khả năng hồi phục của ruột sau khi bị viêm nhiễm rất thấp làm cho người bệnh bị suy kiệt. Nếu trùng có quá nhiều trong cơ thể có thể gây hại ở những bộ phận liên quan trong hệ tiêu hoá. ( 1 điểm) Câu 4 : ( 2 điểm) Xác định các chú thích trong hình cho phù hợp với hình dạng ngoài của giun đất (mỗi ý đúng 0,5 điểm) Câu 5 : ( 2 điểm) * Tác hại giun đũa ( 1 điểm) - Tranh lấy thức ăn - Gây tắc ruột, tắc ống mật - Tiết độc tố gây hại cho cơ thể - Phát tán thành ổ dịch cho cộng đồng * Biện pháp phòng chống giun đũa ( 1 điểm) - Vệ sinh ăn uống - Vệ sinh cá nhân - Vệ sinh môi trường - Tẩy giun theo định kỳ 2 lần/1 năm MA TRẬN ĐỀ: Tên chủ đề Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1. Mở đầu 2 tiết Những điểm giống nhau giữa thực vật và động vật 15 %=30 điểm 100 % = 30 điểm 2. Ngành động vật nguyên sinh 5 tiết Phân biệt cách dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lị 25 % = 50 điểm 100 % = 50 điểm 3. Ngành Ruột Khoang 3 tiết Nêu đặc điểm chung của ruột khoang 20 % = 40 điểm 100 % = 40 điểm 4. Các ngành giun 7 tiết Hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn Xác định được đặc điểm bên ngoài của giun đất qua hình vẽ. 40 % = 80 điểm 50 % = 40 điểm 50 % = 40 điểm Tổng Số câu Số điểm 100 %= 200 điểm 2 câu 70 điểm 35% 3 câu 90 điểm 45% 2 câu 40 điểm 20%

TỪ KHÓA LIÊN QUAN