tailieunhanh - Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ

Bài viết Hiến pháp hóa nguyên tắc giới hạn quyền con người: Cần nhưng chưa đủ phân tích nguyên tắc giới hạn quyền con người theo luật quốc tế cũng như kinh nghiệm từ một số quốc gia, đề xuất vận dụng phương pháp phân tích cân xứng nhằm đảm bảo tính hợp hiến trong việc giới hạn các quyền con người. | Tuy nhiên, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, về cơ bản, Việt Nam chỉ đảm bảo hai trong bốn nguyên lý trụ cột của cơ chế bảo vệ quyền con người. Bốn nguyên lý này là: (1) ghi nhận các quyền và tự do cơ bản trong Hiến pháp; (2) hiến định nguyên tắc hạn chế quyền; (3) áp dụng học thuyết nhằm đảm bảo tính cân xứng của việc hạn chế quyền; (4) xây dựng cơ chế phán quyết hữu hiệu về hạn chế quyền. Về nguyên lý (1), Hiến pháp năm 2013, mặc dù còn thiếu một số quyền cơ bản, nói chung đã ghi nhận tương đối đầy đủ những quyền quan trọng nhất. Những thiếu sót hoàn toàn có thể được bổ khuyết thông qua hoạt động giải thích Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 cũng đã thực hiện khá tốt nguyên lý (2). Nhưng nguyên lý (3) và (4) gần như còn trống vắng. Nguyên lý (4) về xây dựng cơ chế phán quyết hữu hiệu về hạn chế quyền chính là cơ chế phán quyết về tính hợp hiến của văn bản pháp luật dưới Hiến pháp. Sự hạn chế quyền một cách bất cân xứng (disproportionate) cũng là một dạng bất hợp hiến. Thiếu cơ quan tài phán hiến pháp độc lập, những quyền hiến định có nguy cơ trở nên hình thức[43]. Nguyên lý (4) có liên quan đến nguyên lý (3) và đóng vai trò quan trọng.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN