tailieunhanh - Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 22 bài: Tập đọc - Cò và Cuốc

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 22 bài: Tập đọc - Cò và Cuốc để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Tiếng Việt 2 tuần 22 bài: Tập đọc - Cò và Cuốc được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | Giáo án Tiếng việt lớp 2 MÔN: TẬP ĐỌC Tiết: CÒ VÀ CUỐC I. Mục tiêu 1Kiến thức: - Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. Đọc đúng các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi. - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. - Đọc bài với giọng vui, nhẹ nhàng. Phân biệt giọng của Cuốc và Cò. 2Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi. - Hiểu nội dung câu chuyện: Khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. 3Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị - GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong sgk. Bảng phụ có ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. - HS: SGK. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Chim rừng Tây Nguyên - Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Chim rừng Tây Nguyên. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) - Cò và Cuốc. Phát triển các hoạt động (27’) Hoạt động 1: Luyện đọc a) Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài lần 1. Chú ý giọng đọc vui, nhẹ nhàng. b) Luyện phát âm - Ghi bảng các từ khó, dễ lẫn cho HS luyện đọc. - MB: lội ruộng, bụi rậm, lần ra, làm việc, nhìn lên, trắng tinh, trắng phau phau, - MT, MN: vất vả, vui vẻ, bẩn, bảo, dập dờn thảnh thơi, kiếm ăn, trắng phau phau, - Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu. c) Luyện đọc đoạn - Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt giọng các câu dài. Hướng dẫn giọng đọc: + Giọng Cuốc: ngạc nhiên, ngây thơ. + Giọng Cò: dịu dàng, vui vẻ. - Chia nhóm HS, mỗi nhóm có 3 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. Theo dõi HS đọc bài theo nhóm. d) Thi đọc e) Đọc đồng thanh Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Gọi 1 HS đọc lại toàn bài. - Cò đang làm gì? - Khi đó, Cuốc hỏi Cò điều gì? - Cò nói gì với Cuốc? - Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy? - Cò trả lời Cuốc ntn? - Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì? - Nếu con là Cuốc con sẽ nói gì với Cò? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Gọi 2 HS đọc lại bài và hỏi: + Con thích lồi chim nào? Vì sao? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Hát - 3 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi: + Cảnh hồ Y-rơ-pao có gì đẹp? + Con thích nhất lồi chim nào? + Con có nhận xét gì về chim rừng Tây Nguyên? - Theo dõi. - HS đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. - Tìm cách đọc, luyện đọc các câu. Em sống trong bụi cây dưới đất,/ nhìn lên trời xanh,/ đôi cách dập dờn như múa,/ không nghĩ/ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.// Phải có lúc vất vả lội bùn/ mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao.// - Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các bạn trong cùng một nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1. - 1 HS đọc bài thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo. - Cò đang lội ruộng bắt tép. - Chị bắt tép vất vả thế, chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao? - Cò hỏi: “Khi làm việc, ngại gì bẩn hở chị.” - Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay trên trời cao, trắng phau phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội bùn, bắt tép. - Phải có lúc vất vả, lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao. - Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng. - Em hiểu rồi. Em cảm ơn chị Cò. - Trả lời theo suy nghĩ cá nhân.