tailieunhanh - Ebook Vân đài loại ngữ: Phần 2 – Lê Quý Đôn
Nối tiếp phần 1 cuốn sách “Vân đài loại ngữ”, phần 2 trình bày các nội dung: Thư tịch, sĩ quy, phạm vật. Phần phụ lục là những hướng dẫn chỉ chủ đề, bảng chỉ tên sách dẫn dụng, bảng chỉ tên nước, tên triều vua, tên khu vực lớn và tên dân tộc,… nội dung chi tiết. | VII. THƯ TỊCH 107 ĐIỂU 1 Sách Gìẫi nan nói Nếu các thiên Điển Mô Nhã Tụng không ôn thuần sâu sắc nhuận hoạt thì không đủ để biểu dương công to đức sáng. Món ăn quí bao giờ cũng đạm thanh âm lớn bao giờ cũng thưa . Sách Trung luận của Từ Cán bàn rằng Ngày nào cũng tập thì học không quên. Tự gắng gỗ thì thân không trụy lạc thường nghe những lời nói hay trong thiên hạ thì chí ngày mới càng rộng. Ngữ kinh là sách của các bậc thánh kế tiếp nhau làm ra cho nên học phải hiểu đại nghĩa trước danh vật sau. Đại nghĩa đã hiểu thì danh vật cũng hiểu . Lời nói ấy rất phải. 2 - Cổ kinh có sáu loại. Nhà Tần đốt mất kinh Nhạc nên chỉ còn có năm. Sau lại thêm Chu lễ và Nghi lễ thành bảy kinh. Thêm Hiếu kinh Luận ngữ thành chín kỉnh. Lại thêm Xuân thu Tam truyện Mạnh tử Nhĩ nhã là mười ba kinh. Từ đời Tống tiên Nho nêu cao Trung dung Đại học Luận ngữ Mạnh tử gọi là Tứ thư. Nhà Minh định phép học chỉ lấy Tứ thư Ngủ kình cùng dạy. Còn Hiếu kinh Nhĩ nhã không lấy mà ra bài nên học giả ít người thông hiểu lời huấn hỗ của nó. cổ kinh bị bô cũng là có lỗi. Điển là Nhị điển tức Nghiêu điển và Thuấn điển trong kinh Thư. Mô tức là Đại Vũ mô Cao giao mô ích tắc mô trong kinh Thư. Nhã là Đại Nhă Tiểu Nhã. Tụng là Chu tụng Thương tụng Lỗ tụng trong kinh Thi. Các sách ấy đểu là sách Kinh điển thời phong kiến. a Huấn hỗ thuật ngữ của khoa học văn tự ngữ ngôn. Huấn exégèse là chú giài ý nghĩa Hễ glose là nghiên cửu nghĩa chữ đời xưa. 284 3 - Ngữ kinh bị nhà Tần đốt đến nhà Hán lại được hưng phục lại. Nhũng nhà làm tiên chú 1 thường thường nhờ cái sở học của mình mà được nổi tiếng thì trước có Trịnh Huyền sau có Khổng Dĩnh Đạt đã tổng hợp tất cả. Từ khi tập truyện của họ Trình họ Chu đời Tống ra đời thì các Chú sớ 2 3 4 cổ đều bỏ hết. Đạo học í3 đến nhà Tông lại được sàng tỏ. Học thuyết của các phái Liêm Lạc Quan Mân 4 có chỗ phát minh được nhũng điểm từ xưa chưa có nhưng lấy ở lời chú xưa cũng đến sáu bảy phần mười. Sau cuộc tro tàn đốt sách của nhà Tần một mảnh một chữ sót lại đều lại được thu .
đang nạp các trang xem trước