tailieunhanh - Giáo án Ngữ văn 12 tuần 11: Bài viết số 3: Nghị luận văn học
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 12 tuần 11: Bài viết số 3: Nghị luận văn học để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 12 tuần 11: Bài viết số 3: Nghị luận văn học được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | BÀI VIẾT SỐ 3 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC I. Mục tiêu cần đạt: - Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. - Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, - Thái độ: Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp. II. Chuẩn bị của thầy và trò: - GV: SGK, SGV, bài soạn - HS: giấy kiểm tra III. Tiến trình bài giảng: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HĐI. GV đọc và chép đề lên bảng I. Đề bài: 1. Tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu được biểu hiện cụ thể ở những phương diện nào? Trình bày vắn tắt và nêu dẫn chứng minh hoạ. (3 điểm) 2. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. II. Đáp án và thang điểm: Câu 1: - Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài của bài thơ () - Những biểu hiện cụ thể của tính dân tộc trong bài thơ: + Nội dung: đề tài, hình tượng trung tâm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ đều hướng tới những vấn đề lớn lao của ls dt(cuộc kc chống Pháp); hình tượng đất nước con ngườiVN vừa anh dũng, quật cường vừa tràn đầy vẻ đẹp thơ mộng đằm thắm (1 điểm) + Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, giọng điệu trữ tình, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh ( đ) Câu 2: * Mở bài: () - Giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh ra đời, đề tài, cảm hứng chủ đạo của bài thơ. - Giới thiệu khái quát về hình tượng nt chủ đạo - đối tượng trữ tình của tp: ha người lính TT với vẻ bi tráng, đậm chất lãng mạn, hào hoa, bay bổng. * Thân bài (6đ) - Vẻ đẹp bi tráng của người lính TT(3 đ) + Hình tượng người lính TT mang vẻ đẹp hào húng mãnh liệt có bóng dáng của các tráng sĩ thủa xưa nhưng cũng rất thời đại, rất mới mẻ. ý chí quên mình, ty mãnh liệt với quê hương đất nước, ty cs làm bừng sáng vẻ đẹp cuộc đời cđ gian khổ. + Vẻ đẹp của người lính khong tách rời nỗi đau chiến tranh ác liệt. Sự hi sinh của những người lính được biểu hiện bằng những hả bi thương nhưng không bi luỵ - Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa (3 đ) + Nét khác biệt giữa hình tượng người lính trong bài thơ TT với người lính trong bài thơ một số bài thơ khác: Sự khác biệt xuất phát từ đ. điểm bản thân đối tượng trữ tình, từ tâm hồn của chính chủ thể trữ tình. + Vẻ đẹp lãng mạn không chỉ bộc lộ ở dáng vẻ “oai hùm” phóng túng mà luôn thăng hoa trong tâm hồn trong từng giai điệu cảm xúc của người lính giữa sự tàn khốc của ct. * Kết bài: () - Nhận định tổng quát về dặc trưng của hình tượng nghệ thuật: chất lãng mạn và chất anh hùng trong hình tượng người lính. - Đóng góp của Quang Dũng trong cách biểu hiện hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến. HĐII. Thu bài sau 90p II. Thu bài 3. Hướng dân tự học: Soạn bài đọc thêm Dọn về làng của Nông Quốc Chấn và Đò Lèn của nguyễn Duy Giáo án Ngữ văn 12 BÀI VIẾT SỐ 3 – NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Page 3
đang nạp các trang xem trước