tailieunhanh - Nhìn một số bài toán thuần túy Hình học theo "tọa độ"
Nhìn một số bài toán thuần túy Hình học theo "tọa độ" được viết với mục đích: Hình thành cô đọng lượng kiến thức thiết yếu, nền tảng làm cơ sở cho giải pháp sử dụng công cụ tọa độ; xây dựng nguyên tắc xác định hệ trục tọa độ đề các tương ứng với mỗi loại hình; khám phá, phân tích nhiều lời giải trên một bài toán, nhằm bổ sung, hoàn thiện kiến thức; từ đó hiểu bài toán một cách thấu đáo và có chiều sâu. nội dung chi tiết bài viết. | Nhìn một số bài toán thuần túy hình học theo ”tọa độ” Huỳnh Duy Thủy Trường THPT Tăng Bạt Hổ, Hoài Nhơn, Bình Định 1 Mở đầu - Có những bài toán hình học phẳng khá "hóc búa" gây không ít khó khăn, trăn trở cho người làm toán. Vì thế việc tìm hiểu và tường minh (ở mức độ tương đối) một giải pháp khả dĩ là kỳ vọng của tác giả. - Sử dụng công cụ tọa độ là giải pháp được đề cập và luận bàn trong bài viết này. * Những câu hỏi rất "tự nhiên" được đặt ra là: - Dựa vào dấu hiệu nào , đặc điểm gì mà ta vận dụng công cụ tọa độ ? - Với mỗi bài toán, việc xây dựng hệ trục tọa độ được hình thành qua những công đoạn nào? - Liệu rằng có thể xác lập được một nguyên tắc chung với các bước thực hiện có trình tự trong việc vận dụng công cụ tọa độ hay không? 2 Mục đích của bài viết Bằng sự trải nghiệm, người viết cố gắng giải đáp những câu hỏi đã đặt ra với ước vọng góp một chút suy nghĩ bé nhỏ của mình để cùng quý thầy cô tạo ra một góc nhìn đa chiều về bài toán rất phổ thông và quan trọng này. * Những ý tưởng mà bài viết hướng tới là: - Hình thành cô đọng lượng kiến thức thiết yếu, nền tảng làm cơ sở cho giải pháp sử dụng công cụ tọa độ. - Xây dựng nguyên tắc xác định hệ trục tọa độ Đề các tương ứng với mỗi loại hình. - Khám phá, phân tích nhiều lời giải trên một bài toán, nhằm bổ sung, hoàn thiện kiến thức. Từ đó hiểu bài toán một cách thấu đáo và có chiều sâu. 3 Nội dung * Với kết cấu và yêu cầu chung của chương trình hiện nay, việc giải toán bằng công cụ tọa độ được đặc biệt nhấn mạnh. 211 * Các nguyên tắc cần lưu tâm khi giải bài toán hình học phẳng thuần túy bằng công cụ tọa độ. + Chọn hệ trục tọa độ - Gốc tọa độ, trục tọa độ thường gắn liền với điểm và đường đặc biệt của bài toán như: tâm đường tròn, đỉnh góc vuông, trung điểm đoạn thẳng, chân đường cao . . . + Chuyển đổi ngôn ngữ từ yếu tố hình học "thuần túy" sang ngôn ngữ tọa độ. - Chuẩn hóa độ dài các đoạn thẳng và đơn vị trục. - Từ đó xác định tọa độ các điểm và phương trình các đường, theo hướng hạn chế đến mức
đang nạp các trang xem trước