tailieunhanh - Mô hình ứng dụng GIS trong quản lý đất đai tỉnh Tiền Giang
Nội dung của bài viết "Mô hình ứng dụng GIS trong quản lý đất đai tỉnh Tiền Giang" giới thiệu một mô hình và giải pháp ứng dụng GIS thích hợp, bao gồm phân tích nhu cầu và nguồn cung cấp dữ liệu, tổ chức, phối hợp và trao đổi thông tin giữa các đơn vị để tiết kiệm kinh phí, tận dụng nguồn nhân lực và trang thiết bị sẵn có sao cho đảm bảo sự chia sẻ thông tin và phát triển GIS đồng bộ. kinh tế xã hội bền vững. | HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUÓC 2011 MÔ HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Tỉnh tiền giang Hồ Thanh Trúc Lê Văn Trung Khoa Môi Trường Trường Đại Học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Abstract Land Information Systems LIS consist of procedures for the systematic collecting storing retrieving updating processing and distributing of land-related data. Until recently years however a model of LIS have not been used and proposed at Tien Giang province as a possible model suitable for the province s information infrastructure. This study showed that the LIS can be designed to provide better information to the users leading to better decision making in land management and introduces the GIS based applications to administrative tasks in a more flexible and efficient way with higher quality of service for the citizens through the use of information technology. Key-words Land Information Systems land management GIS Tien Giang province. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu hướng mới Tỉnh ủy HĐND UBND tỉnh Tiền Giang đã xác định việc đầu tư và phát triển công nghệ thông tin là một vấn đề quan trọng và cấp bách. UBND tỉnh đã đề nghị Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA phối hợp với Trường ĐH Bách Khoa triển khai thực hiện đề tài Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý để quản lý đất đai tỉnh Tiền Giang nhằm góp phần xây dựng các giải pháp khả thi và hiệu quả ứng dụng công nghệ GIS trong việc tăng cường năng lực quản lý đất đai của tỉnh. Kết quả đạt được của đề tài là bước khởi đầu ứng dụng công nghệ thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý nhà nước và cần được thiết kế triển khai theo hướng mở rộng thành một hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý nhà nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững nhằm góp phần tiết kiệm kinh phí tận dụng nguồn nhân lực và trang thiết bị sẵn có đảm bảo sự chia sẻ thông tin và phát triển GIS đồng bộ. Hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường cũng như nhiều cơ quan khác cuả Tỉnh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào bản đồ in
đang nạp các trang xem trước