tailieunhanh - Chức năng sinh lý ngũ tạng

Tham khảo bài thuyết trình 'chức năng sinh lý ngũ tạng', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHỨC NĂNG SINH LÝ, BỆNH LÝ NGŨ TẠNG ThS. Ngô Quỳnh Hoa Trường Đại học Y Hà Nội MỤC TIÊU 1. Trình bày được chức năng sinh lý, bệnh lý của ngũ tạng: Tâm, can, Tỳ, Phế, Thận ĐẠI CƯƠNG - Tạng là tạng phủ, cơ quan trong cơ thể; Tượng là các hiện tượng chức năng của các tạng phủ biểu hiện ra ngoài mà ta có thể nhận thức được. - Tạng gồm có 5 tạng: Tâm (Tâm bào), Can, Tỳ, Phế, Thận. Chức năng của tạng là tàng tinh khí. - Phủ gồm có 6 phủ: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu. Chức năng của phủ là thu nhận thức ăn, đồ uống, tiêu hóa, hấp thu, phân bố tân dịch và bài tiết chất cặn bã. TÂM: (Trong ngũ hành thuộc hỏa) Tạng tâm vị trí ở thượng tiêu, là tạng đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài. Tạng tâm phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra ở mặt. 1. Chủ về thần chí Thần chí là các hoạt động về tinh thần và tư duy. Tinh và huyết là cơ sở hoạt động của tinh thần, mà tâm lại chủ huyết nên nói tâm chủ thần chí. Tâm là nơi | CHỨC NĂNG SINH LÝ, BỆNH LÝ NGŨ TẠNG ThS. Ngô Quỳnh Hoa Trường Đại học Y Hà Nội MỤC TIÊU 1. Trình bày được chức năng sinh lý, bệnh lý của ngũ tạng: Tâm, can, Tỳ, Phế, Thận ĐẠI CƯƠNG - Tạng là tạng phủ, cơ quan trong cơ thể; Tượng là các hiện tượng chức năng của các tạng phủ biểu hiện ra ngoài mà ta có thể nhận thức được. - Tạng gồm có 5 tạng: Tâm (Tâm bào), Can, Tỳ, Phế, Thận. Chức năng của tạng là tàng tinh khí. - Phủ gồm có 6 phủ: Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang, Tam tiêu. Chức năng của phủ là thu nhận thức ăn, đồ uống, tiêu hóa, hấp thu, phân bố tân dịch và bài tiết chất cặn bã. TÂM: (Trong ngũ hành thuộc hỏa) Tạng tâm vị trí ở thượng tiêu, là tạng đứng đầu các tạng, có tâm bào lạc bảo vệ bên ngoài. Tạng tâm phụ trách các hoạt động về thần chí, huyết mạch, khai khiếu ra lưỡi, biểu hiện ra ở mặt. 1. Chủ về thần chí Thần chí là các hoạt động về tinh thần và tư duy. Tinh và huyết là cơ sở hoạt động của tinh thần, mà tâm lại chủ huyết nên nói tâm chủ thần chí. Tâm là nơi cư trú của thần nên khi tạng tâm tốt tà khí không xâm phạm được, khi tâm yếu dễ bị tà khí xâm phạm lúc đó thần sẽ mất vì vậy nói “tâm tàng thần”. Tâm khí và tâm huyết đầy đủ thì tinh thần sáng suốt, tâm huyết không đầy đủ xuất hiện triệu chứng: hồi hộp, mất ngủ, hay quên; tâm khí hư thì xuất hiện triệu chứng thở ngắn, tự ra mồ hôi, sắc mặt xanh, mệt mỏi vô lực 2. Chủ huyết mạch, biểu hiện ra ở mặt Mạch nối với tâm, huyết chảy trong mạch để đi nuôi dưỡng toàn thân nhờ sự thúc đẩy của tâm khí. Nếu tâm khí bị giảm sút, sự cung cấp huyết dịch kém đi thì sắc mặt xanh xao. Nếu hoạt động của tâm tốt, toàn thân được nuôi dưỡng tốt, biểu hiện ở nét mặt hồng hào, tươi nhuận. Nếu hoạt động của tâm kém, huyết dịch kém sẽ có sắc mặt nhợt nhạt, nếu huyết dịch bị ứ trệ xuất hiện các chứng ứ huyết 3. Khai khiếu ra lưỡi Biệt lạc của kinh tâm thông với lưỡi, khí huyết của kinh tâm đi ra lưỡi để duy trì hoạt động của chất lưỡi. Trên lâm sàng xem chất lưỡi để chẩn đoán bệnh ở tâm: chất lưỡi đỏ là tâm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN