tailieunhanh - Tiện nghi trong nhà biệt thự

Tiện nghi trong nhà biệt thự .Nhà biệt thự có những yêu cầu, tiện nghi riêng gắn liền với người sử dụng. Khi xây dựng một căn nhà như vậy, bạn cần phải biết về những “tiêu chuẩn thiết kế” của một không gian sống mới, khá trong nhà ở nói chung và nhà ở biệt thự nói riêng. | Tiện nghi trong nhà biệt thự Nhà biệt thự có những yêu cầu tiện nghi riêng gắn liền với người sử dụng. Khi xây dựng một căn nhà như vậy bạn cần phải biết về những tiêu chuẩn thiết kế của một không gian sống mới khá trong nhà ở nói chung và nhà ở biệt thự nói riêng. Nhà biệt thự thường có sự phân biệt rạch ròi giữa không gian công cộng và riêng tư. Không gian công cộng Không gian công cộng được hiểu khái quát là không gian chung phục vụ cho nhiều người gồm sảnh phòng khách khu sinh hoạt chung. Sảnh trong nhà ở biệt thự là không gian không thể thiếu. Một phòng sảnh hợp lý sẽ tạo cảm giác trang trọng cho ngôi nhà và cũng giúp không gian bên trong được kín đáo ngăn nắp và sạch sẽ hơn rất nhiều. Ngoài chức năng đón khách phòng sảnh còn là nơi để các đồ sử dụng thường nhật như giày dép mũ nón áo khoác ngoài đồ che mưa. Một phòng sảnh có diện tích vừa phải phù hợp với tổng thể chung của nhà sẽ tạo cảm giác gần gũi và ấm cúng cho người sử dụng. Trên thực tế phòng sảnh trong nhà ở biệt thự thường từ 6 đến 10 m2. Phòng khách cho những căn nhà rộng. Phòng khách trong nhà ở biệt thự chỉ có chức năng chính là tiếp đón khách. Một phòng khách luôn cần tạo sự sang trọng và lịch sự không nên bày biện quá nhiều mà nên chọn lọc một số đồ nội thất thiết yếu và một số đồ trưng bày có giá trị thẩm mỹ cao. Phòng khách nên rộng rãi thoáng và nên có góc nhìn ra vườn hoặc phong cảnh tự nhiên. Phòng khách rộng đến mức nào còn phụ thuộc theo tổng diện tích của ngôi nhà. Thông thường phòng khách nên từ 20 đến 25 m2 cho nhà biệt thự loại nhỏ từ 25 đến 30 m2 cho nhà biệt thự loại trung bình từ 30 đến 40 m2 cho nhà biệt thự loại lớn và từ 40 m2 trở lên cho dinh thự. Khu sinh hoạt gia đình gồm phòng ăn chính bếp phòng gia đình. Khu sinh hoạt gia đình nên thiết kế liên hoàn và gắn kết chặt chẽ với nhau. Phòng ăn phòng tiệc nên là phòng nối với phòng khách và khu cầu thang chung. Phòng ăn chính là nơi sử dụng cho gia đình và là nơi tổ chức tiệc chiêu đãi trong những dịp đặc biệt. Không gian này nên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN