tailieunhanh - Đề kiểm tra HK1 Địa Lí 6 – THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm 2012 - 2013 (kèm đáp án)

Đề kiểm tra học kì 1 môn Địa Lí lớp 6 của trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm 2012 - 2013 (kèm đáp án) giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập dễ dàng với nội dung câu hỏi bám sát chương trình. | Trường: THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách Câu 1 (2,0 điểm): a. Thế nào là bản đồ? b. Khi vẽ bản đồ người ta thường dùng những loại kí hiệu nào? Cho ví dụ cụ thể từng loại kí hiệu. Câu 2 (3,0 điểm): a. Trình bày sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời? b. Giải thích vì sao khắp mọi nơi trên trái đất có hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau? Câu 3 (3,0 điểm): a. Thế nào là cao nguyên, bình nguyên (đồng bằng)? b. Ý nghĩa của hai dạng địa hình trên đối với sản xuất nông nghiệp? Câu 4 (2,0 điểm): Trên bản đồ có tỉ lệ 1: 2000000, hai điểm A và B cách nhau 5 cm. Hỏi ngoài thực tế hai điểm đó cách nhau bao nhiêu km? Trường: THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Lớp:. Họ, tên: KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012- 2013 MÔN: ĐỊA LÍ- LỚP 6 Thời gian làm bài: 45 phút SBD Mã phách ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1. 2,0đ a. Khái niệm: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất. b. Phân loại: - Kí hiệu điểm: sân bay, bến cảng,. - Kí hiệu đường: biên giới quốc gia, đường ô tô,. - Kí hiệu diện tích: vùng trồng lúa, địa hình,. (HS không lấy được ví dụ trừ 50% điểm mỗi ý) 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2. 3,0đ a/ Chuyển động của trái đất quanh mặt trời: - Hướng: Từ Tây sang Đông. - Chu kì: 365 ngày và 6 giờ. - Qũy đạo: Hình Elíp gần tròn. - Hướng nghiêng của trục: Không đổi trong khi chuyển động gọi là chuyển động tịnh tiến. b/ Giải thích vì sao trái đất có hiện tượng ngày, đêm kế tiếp nhau: - Do TĐ có dạng hình cầu nên nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa bị che khuất là ban đêm. - TĐ vận động tự quay quanh trục nên hết ngày lại đêm luân phiên nhau. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3. 3,0đ a/ Khái niệm: - Cao nguyên: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng nhưng có sườn dốc, độ cao tuyệt đối trên 500m. - Bình nguyên: là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m. b/ Giá trị đối với sản xuất nông nghiệp: - Bình nguyên: Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gà, vịt, lợn. - Cao nguyên: Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn. 1,0 1,0 0,5 0,5 Câu 4. 2,0đ Tính khoảng cách ngoài thực tế: 5: (1: 2000000) = 5 × 2000000 = 10000000 cm = 100 km 2,0

TỪ KHÓA LIÊN QUAN