tailieunhanh - Tính nghệ thuật trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam

Thạch Lam là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm được nhiều người biết đến. Trong đó phải nói đến tác phẩm " Hai đứa trẻ". Chúng ta hãy cũng tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này. | Tính nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam Tìm hiều tác phẩm Hai đứa trẻ Mỗi lần đọc Thạch Lam trong trí tôi lại hiện lên hình ảnh cánh cổng gỗ của khu vườn êm ả được miêu tả trong truyện Dưới bóng hoàng lan. Phía ngoài cánh cổng là một thế giới ồn ào phồn tạp nắng nôi nhưng bên trong là bầu không khí mát rười rượi thoảng mùi hương thật thích hợp cho tâm trạng suy tư và cảm nhận lắng nghe những điều tế nhị của sự sống. Văn Thạch Lam cũng như khu vườn bên trong cánh cổng ấy ít sự kiện hành động nhưng đầy ắp những bâng khuâng. Nó cho ta cơ hội hiểu thấu sâu xa những cuộc đời giản dị qua sự chiêm nghiệm lặng lẽ. Hai đứa trẻ là truyện ngắn rất Thạch Lam. Chất liệu của nó vẫn là cuộc sống tù đọng mòn mỏi nơi những phố huyện nghèo nàn xơ xác. Nhưng từ thứ chất liệu rất văn xuôi đó nhà văn đã đưa lại cho chúng ta những trang viết hết sức thi vị không có gì chung với sự thi vị hoá cuộc sống một cách tầm thường. Thi vị hay chất thơ của tác phàm gắn liền với dụng công của nhà văn muốn khêu gợi trí tưởng tượng nơi người đọc và đánh động khả năng cảm nhận của các giác quan bằng lối hành văn hoặc cách tổ chức lời văn khá riêng biệt. Đây chính là chiều sâu của một nghịch lý tưởng chừng khó giải thích viết về các sự vật sự việc tầm thường đơn điệu mà văn vẫn lôi cuốn đến thế. Điều này phá vỡ một ngộ nhận chí ít là của người đọc về tính quyết định của vật liệu. Thực ra nghệ thuật chính là một sự chế ngự vật liệu vật liệu thông qua những phương thức phương tiện diễn tả đặc thù. Câu văn của Thạch Lam tả rất sát sự thật sự việc. Nhưng điều đó không có nghĩa ở đây chỉ có sự khớp đúng đến nghẹt thở. Tiết điệu buông chùng của câu mở đầu thiên truyện chứng tỏ điều đó Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều . Cái lõi ngữ pháp của câu chỉ được nhận ra ở vế sau nhưng sự cảm nhận của người đọc đã thực sự được khởi hành từ trước cùng cụm danh từ được đảo lên trên. Trong câu này cái đáng chú ý còn có từ gọi . Nó xác lập một .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN