tailieunhanh - Một cách quảng bá du lịch các tỉnh miền Trung thời pháp thuộc

Đôi nét về du lịch miền Trung thời Pháp thuộc, tập gấp chỉ dẫn hành trình du lịch miền Trung, tập gấp giới thiệu từng tỉnh, tập gấp giới thiệu từng điểm tham quan là những nội dung chính trong bài viết "Một cách quảng bá du lịch các tỉnh miền Trung thời pháp thuộc". Mời các bạn tham khảo. | Miền Trung - Tây Nguyên MỘT CÁCH QUẢNG BÁ DU LỊCH CÁC TỈNH MIỀN TRUNG THỜI PHÁP THUỘC PHAN THUẬN AN Các hoạt động dịch vụ du lịch chưa hề có ở Việt Nam trước khi người Pháp đến xâm lược nước ta. Sau khi họ chiếm xong các nước Đông Dương làm thuộc địa vào những năm đầu thế kỷ XX ngành kỹ nghệ không khói này mới được thành lập một cách chính thức tại đây. Càng ngày họ càng phát hiện ra rằng ba nước Đông Dương nói chung miền Trung Việt Nam nói riêng là nơi ẩn tàng nhiều giá trị lịch sử tiềm năng văn hóa và danh lam thắng cảnh. Để khai thác các vốn quý ấy họ đã tổ chức guồng máy hoạt động du lịch một cách có bài bản và có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Về hoạt động quảng bá du lịch có những việc họ làm cách đây bảy tám chục năm ngày nay chúng ta vẫn chưa làm được. Chúng tôi muốn nêu ra ở đây một ví dụ cụ thể nhất là việc họ đã nghiên cứu biên soạn ấn loát và phát hành tập gấ p chỉ dẫn hành trình du lịch miền Trung bằng đường bộ dọc theo Quốc lộ số 1. Trong bài viết này chúng tôi xin đề cập đôi nét về tổ chức hoạt động du lịch ở Trung Kỳ thời Pháp thuộc giới thiệu một số ấn phẩ m họ đã thực hiện và đưa ra một đề nghị liên quan đến con đường du lịch miền Trung . 1. Đôi nét về du lịch miền Trung thời Pháp thuộc Gần một năm sau khi kinh đô Huế thất thủ vào tay thực dân 1885 Tổng thống Pháp ký sắc lệnh ngày thiết lập Tòa Khâm sứ Trung Kỳ Résidence Supérieure de l Annam đóng tại bờ nam sông Hương nay là địa điểm của trường Đại học Sư phạm Huế . Một năm sau Tổng thống Pháp lại ký sắc lệnh ngày thành lập Liên bang Đông Dương đóng thủ phủ tại Sài Gòn rồi sau đó dời ra Hà Nội. Tất nhiên Tòa Khâm sứ Trung Kỳ ở dưới quyền của Phủ Toàn quyền Đông Dương. Những năm cuối thập niên 1880 là lúc thực dân Pháp bắt đầu chính sách khai thác mọi loại Nhà nghiên cứu thành phố Huế. 40 Phát triển Kinh te - T Xa hội Dà Nang tài nguyên kinh tế ở xứ thuộc địa này. Từ đó trở đi bộ máy hành chính tại Đông Dương nói chung Trung Kỳ Annam nói riêng được tổ chức ngày càng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN