tailieunhanh - Bài Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh

Trong tiết học trước, Các em đã được hiểu về từ nhiều nghĩa là danh từ. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là các động từ. | Giáo án Tiếng việt 5 Luyện từ và câu Luyện tập về Từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu 1. Phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa. 2. Biết đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ. II. Đồ dùng dạy - học - Bảng phụ chép sẵn nội dung Bài tập 1 để HS làm mẫu trên bảng lớp. - Bút dạ và giấy khổ to đủ cho HS các nhóm làm bài tập. III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động dạy Hoạt động học A. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS nêu nội dung Ghi nhớ về từ nhiều nghĩa (tiết học trước) và đọc Bài tập 2 các em đã hoàn thiện ở nhà. - Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. - GV nhận xét, cho điểm việc làm bài và học bài của HS. - HS lắng nghe. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Trong tiết học trước, Các em đã được hiểu về từ nhiều nghĩa là danh từ. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu từ nhiều nghĩa là các động từ. - HS lắng nghe. - GV ghi tên bài lên bảng. - HS nhắc lại tên đầu bài và ghi vào vở. 2. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập 1 - Gọi HS đọc Bài tập 1. - Một HS đọc bài. Cả lớp theo dõi đọc thầm trong SGK. - Yêu cầu HS tự làm bài và trao đổi với bạn bên cạnh về kết quả bài làm của mình. - Một HS lên bảng làm bài vào bảng phụ, dưới lớp làm bài vào giấy nháp. Làm xong, trao đổi với bạn kết quả bài làm của mình. - Gọi HS trình bày kết quả. HS khác bổ sung. - Trình bày nhận xét bổ sung cho đến khi có câu trả lời đúng. Đáp án: 1) Bé chạy lon ton trên sân.= d) Sự di chuyển bằng chân. 2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. = c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. 3) Đông hồ chạy đúng giờ. = a) Hoạt động của máy móc. 4) Dân làng chạy lũ. = b) Khẩn trương tránh những điều không may ập đến. - GV chuyển ý: Như vậy, từ chạy là từ nhiều nghĩa. Các nghĩa của từ chạy có nét nghĩa nào chung? Bài tập 2 sẽ giúp các em hiểu điều đó. Bài tập 2 - Yêu cầu một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời miệng bài tập. - Nhiều HS trả lời miệng ý kiến của mình. - GV hướng dẫn HS nhận xét phân tích, kết luận lời giải đúng. VD: Nếu có HS chọn dòng a (sự di chuyển) , GV yêu cầu HS thảo luận. Chẳng hạn hoạt động của đồng hồ có phải là sự di chuyển không? Để từ đó HS hiểu hoạt động của đồng hồ là sự vận động của máy móc (tạo ấn tượng nhanh). Sau đó có thể hỏi dòng a có thể dùng để chỉ hoạt động nào thì chính xác hơn? (HS sẽ đi đến kết luận: chỉ hoạt động đi) - HS tham gia phân tích, nhận xét để rút ra kết luận đúng: Nghĩa của các từ chạy trong bài tập 1 là: Sự vận động nhanh. Bài tập 3 - Gọi một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. GV phát bút dạ, giấy khổ to, cho các nhóm làm bài. - HS các nhóm trao đổi, thảo luận và cử một thư kí viết nhanh lên giấy kết quả bài làm. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Đại diện mỗi nhóm dán kết quả bài làm trên lớp, trình bày kết quả bài làm của nhóm. - GV và cả lớp nhận xét. - HS thực hiện theo yêu cầu của GV, nhận xét rút ra lời giải đúng: Từ ăn trong câu c được dùng với nghĩa gốc. Bài tập 4 - Gọi một HS đọc toàn bài. - Một HS đọc toàn bài, cả lớp theo dõi đọc thầm. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS làm việc cá nhân. Ba HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở. - Gọi HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. - Gọi HS dưới lớp nối tiếp đọc câu văn của mình. GV chú ý sửa lỗi ngữ pháp hoặc cách dùng từ cho từng HS (nếu có). - HS lần lượt đọc bài làm của mình. - Gọi HS nhận xét, chữa bài trên bảng (nếu sai). - HS nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng (nếu sai). 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học; khen HS và những nhóm HS làm việc tốt. - HS lắng nghe. - Dặn HS về nhà làm lại Bài tập 4 vào vở. - HS lắng nghe và về nhà thực hiện theo yêu cầu của GV.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN