tailieunhanh - Giáo trình Luật kinh tế (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2 - ThS. Trần Thị Vân Trà

Phần 2 Giáo trình Luật kinh tế trình bày nội dung chương 3 - Pháp luật về phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại. Cuối mỗi chương có câu hỏi ôn tập. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết. | 14. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh 15. Vì sao trong doanh nghiệp đều có thành viên chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân mà công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân 16. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp 17. Các trường hợp giải thể và thủ tục giải thể doanh nghiệp CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁ SẢN . Phá sản - hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường 59 Trong nền kinh tế tự cung tự cấp con người làm ra sản phẩm để tự phục vụ tự đáp ứng cho nhu cầu của mình nên hoạt động thương mại chưa tồn tại và do đó không thể có hiện tượng phá sản. Còn trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung chủ thể kinh tế chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh được nhà nước thành lập và tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp này không có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh mà mọi hoạt động trong quá trình kinh doanh đều theo kế hoạch của nhà nước từ sản xuất cho đến tiêu thụ. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách nhà nước còn nếu thua lỗ thì được nhà nước bù lỗ. Các doanh nghiệp này vì thế không thể bị mất khả năng thanh toán và hiện tượng phá sản vì thế cũng không xảy ra. Trong nền kinh tế thị trường phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan bởi các lý do sau - Doanh nghiệp là một thực thể xã hội như các thực thể xã hội khác có nghĩa là cũng có quá trình sinh ra phát triển và diệt vong hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật hiện tượng. - Nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất đa thành phần kinh tế nhiều loại hình doanh nghiệp cùng song song tồn tại. Các loại hình doanh nghiệp đều tự chủ về tài chính bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Cạnh tranh là một quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường bởi các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu tối thượng là lợi nhuận. Dưới tác động của quy luật này một số doanh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.