tailieunhanh - Giáo trình Xã hội học đại cương (Giáo trình dùng cho đào tạo đại học từ xa): Phần 2

Giáo trình Xã hội học đại cương có kết cấu gồm 6 chương. Phần 2 gồm các chương: Chương 5 - Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội, chương 6 - Văn hoá, xã hội hoá, biến đổi xã hội và một số lĩnh vực nghiên cứu khác của xã hội học. . | Chương 5 TỎ CHỨC XÃ HỘI VÀ THIẾT CHẾ XÃ HỘI 1. TỎ CHỨC XÃ HỘI . Khái niệm tô chức xã hội Tổ chức xã hội có thể được hiểu hoặc là một thành tố của cơ cấu xã hội hoặc là một dạng hoạt động hay mức độ trật tự hài hoà giữa các thành phần của một chỉnh thể xã hội. Theo nghĩa rộng tổ chức xã hội chỉ bất kỳ tổ chức nào trong xã hội còn theo nghĩa hẹp tổ chức xã hội chỉ là một tiểu hệ thống xã hội trong một tổ chức xã hội nào đó. Trong xã hội học khái niệm tổ chức xã hội được dùng chủ yếu với nghĩa là một thành tố của cơ cấu xã hội. Với ý nghĩa này tổ chức xã hội chính là một hệ thống các quan hệ tập hợp liên kết các cá nhân để đạt được một mục đích nhất định. Như vậy một tập hợp các cá nhân nhưng không kèm theo quan hệ xã hội thì chưa phải là một tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội là một dạng nhóm thứ cấp tồn tại khá phổ biến nhưng không phải mọi nhóm thứ cấp đều là tổ chức xã hội. Một tổ chức xã hội thường có các dấu hiệu sau - Là một nhóm xã hội được lập ra một cách có chủ định các thành viên trong nhóm xã hội ấy đều ý thức được rằng sự tồn tại của nó là để đạt một mục đích nhất định. - Đã là một tổ chức xã hội bao giờ cũng phải có sự thể hiện của các quan hệ quyền lực xã hội quan hệ lãnh đạo - phục tùng theo thứ bậc trên - dưới cao - thấp . Trong tổ chức xã hội các nhân thuộc nấc thang quyền lực cao thường có khả năng điều chỉnh hành vi thái độ của người khác thuộc nấc thang quyền lực thấp hơn. - Tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò mỗi thành viên của tổ chức xã hội đều có vị thế xác định nên bao giờ họ cũng được trao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định. Đồng thời tổ chức xã hội cũng đặt ra cho các thành viên một tập hợp những hành vi được phép làm và những hàng vi không được phép làm. - Các thành viên trong tổ chức xã hội khi thực hiện vai trò của mình đều cố gắng đáp ứng sự mong đợi của tổ chức nếu không như vậy thì sẽ dẫn đến sự rối loạn trong hoạt động. Mọi tổ chức xã hội đều có những quy tắc để điều chỉnh quan hệ giữa các vai trò. - Trong một tổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.