tailieunhanh - Giáo trình Luật hành chính và tố tụng hành chính (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Phần 2 giáo trình đề cập đến chủ thể của luật hành chính Việt Nam và luật tố tụng hành chính chi tiết như sau: Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ công chức nhà nước, quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội và công dân Việt Nam-người nước ngoài, những vấn đề chung về luật tố tụng hành chính Việt Nam, các giai đoạn tố tụng hành chính. | PHẦN THỨ HAI CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM CHƯƠNG 8 ĐỊA VỊ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC - CHỦ THỂ CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH Bộ máy nhà nước hợp thành từ nhiều cơ quan và tổ chức nhà nước từ trung ương xuống địa phương có cơ cấu tổ chức phức tạp phong phú và đa dạng. Mỗi cơ quan đều có vị trí vai trò chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng chúng hợp thành một thể thống nhất tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung cùng thực hiện chức năng chung và nhằm đạt được những mục tiêu thống nhất đặt ra trước nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của Bộ máy nhà nước có đầy đủ đặc điểm chung của cơ quan nhà nước nhưng đồng thời cũng có những điểm khác biệt so với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước . Khái niệm và đặc điêm của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương đứng đầu là Chính phủ. Cơ quan hành chính nhà nước cũng có đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. - Nhà nước thành lập các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện những chức năng nhiệm vụ của nhà nước vì thế nhà nước trao cho các cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản giúp phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức xã hội. Quyền ban hành quyết định pháp luật - quyết định hành chính là yếu tố quan trọng trong thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước chỉ hoạt động trong khuôn khổ thẩm quyền của mình xác định thẩm quyền về không gian về thời gian và với đối tượng nhất định. - Cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập tương đối về tổ chức. Chính cơ cấu tổ chức bộ máy và quan hệ công tác của cơ quan hành chính nhà nước là do chức năng nhiệm vụ của nó quy định. Vì vậy cơ quan hành chính nhà nước có tính độc lập .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.