tailieunhanh - Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học: Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số trên toàn thế giới
Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học: Nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số trên toàn thế giới đề cập tới nguyên nhân và thực trạng của vấn đề bùng nổ dân số - vấn đề đang làm đau đầu lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam - để từ đó làm sáng tỏ vấn đề bùng nổ dân số hiện đã vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia, một khu vực và đã trở thành một vấn đề lớn trên toàn thế giới. | Thực vậy, các nước nghèo là những nước có tốc độ bùng nổ dân số nhiều nhất nhưng bản thân các nước này vì thiếu các yếu tố về vốn, công nghệ nên không đủ khả năng thực hiện các chương trình dân số một cách hiệu quả, do đó nhất thiết phải có sự giúp đỡ, tài trợ của các quốc gia phát triển hơn. Trên thực tế, từ cuối thế kỉ XX, khi hiện tượng bùng nổ dân số xuất hiện thì cũng là lúc các nước bắt đầu ngồi lại với nhau để bàn bạc về vấn đề này. Có thể kể đến 3 hội nghị toàn cầu lớn bàn về vấn đề dân số là hội nghị năm 1974 tại Bucharest, hội nghị năm 1984 tai Mexico city và hội nghị năm 1994 tại Cairo. Đặc biệt là trong hội nghị Cairo năm 1994, các nước đã đề ra được một chương trình kế hoạch hành động 20 năm cho vấn đề dân số, các nước giàu còn còn cam kết sẽ dành 0,7% GNP để giúp đỡ các nước kém phát triển, lạc hậu trong vấn đề dân số (tuy nhiên trên thực tế chỉ có vài nước Bắc Âu là thực hiện cam kết này). Ngoài các hội nghị trên còn phải kể tới hàng loạt các hội nghị cấp khu vực và vai trò của các tổ chức quốc tế khác mà nổi lên là vai trò của UNFPA-Quỹ dân số Liên Hợp Quốc. Thành viên của UNFPA là tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc. Vai trò của UNFPA là trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng trong sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; thúc đẩy việc thực hiện chiến lược dân số do hội nghị Cairo thông qua năm 1994; thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức song phương, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển. Từ khi bắt đầu hoạt động năm 1969 đến nay, tổ chức này đã cung cấp 5 tỉ USD cho việc viện trợ các nước đang phát triển. Giữa Việt Nam và UNFPA trong thời qua cũng đã có sự hợp tác khá chặt chẽ và hiệu quả. Những nỗ lực trên đã chứng tỏ rằng vấn đề bùng nổ dân số đã và đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, do đó có thể khẳng định lại một lần nữa vấn đề bùng nổ dân số là một vấn đề toàn cầu.
đang nạp các trang xem trước