tailieunhanh - Thực trạng cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam và những xu hướng phát triển

Nội dung bài viết "Thực trạng cơ cấu xã hội giai cấp công nhân Việt Nam và những xu hướng phát triển" nêu lên thực trạng yếu kém về nhiều mặt trong chất lượng công nhân Việt Nam, cơ cấu giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đa dạng và đang biến đổi theo hướng không thuần nhất trong nội bộ giai cấp,. nội dung bài viết để có thêm tài liệu học tập và nghiên cứu. | Xã hội học số 3 - 1989 THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Giáo sư - Phó tiến sĩ Đỗ NGUYÊN PHƯƠNG Bước vào thời kỳ quá độ giai cấp công nhân Việt Nam đã và đang trải qua những biến đổi phong phú. Song cho đến nay đội ngũ của giai cấp này mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp trong dân cư. Số công nhân trực tiếp sản xuất chỉ có người. Nếu tính cả công nhân và viên chức nhà nước mới có được người1 trong số 64 triệu dân chiếm khoảng 6 dân số . Điều dễ hiểu là ở Việt Nam công nghiệp chưa phát triển mạnh lao động nông nghiệp và thủ công và thủ công còn chiếm tỷ lệ rất cao. Chúng ta không coi số lượng là yếu tố hàng đầu- mặc dù là cần thiết và quan trọng- quyết định vai trò giai cấp công nhân mà điều cơ bản là những đặc điểm và phẩm chất cách mạng của giai cấp đó. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội thì chất lượng và trình độ sản xuất của giai cấp công nhân gắn liền với cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Với 6 dân số 16 lao động xã hội hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam hàng năm đã tạo ra được một khối lượng sản phẩm công nghiệp chiếm tới 40 tổng sản phẩm xã hội bảo đảm trên 60 ngân sách nhà nước. Những con số này nói lên vai trò kinh tế- xã hội quan trọng hàng đầu của giai cấp công nhân. Tuy nhiên nhìn lại hơn 10 năm sau ngày hoàn toàn giải phóng ở miền Nam cả nước đi vào thời kỳ quá độ số lượng giai cấp công nhân tuy có tăng lên nhưng tốc độ phát triển còn rất chậm chạp2. So với các nước xã hội chủ nghĩa anh em bước vào thời kỳ quá độ trước đây thì nhiều nước có tốc độ lớn hơn nhiều lần. Tất nhiên Việt Nam có hoàn cảnh riêng của mình. Song ngay từ đầu Đảng và Nhà nước chưa xác định rõ những chính sách kinh tế phù hợp để duy trì vả phát triển tiềm năng lao động công nghiệp của đất nước chưa có chính sách cụ thể và nhất quán về 5 thành phần kinh tế. Do đó chưa mở ra được nhiều hướng để phát triển giai cấp công nhân và nền công nghiệp nước nhà. Tình hình đó gắn liền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.