tailieunhanh - Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Phần 2 giáo trình gồm các chương sau: Quyền sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghiệp, Hợp đồng Xi-xăng và chuyển giao công nghệ, quyền đối với giống cây trồng. Mời các bạn xem giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết hơn. | CHƯƠNG 3 QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp . Khái niệm - Vai trò của quyền sở hữu công nghiệp Khoa học kỹ thụât công nghệ không chỉ là sáng tạo đơn thuần của con người mà nó đã trở thành bộ phận cấu thành của lực lượng sản xuất có tính chất quyết định đến năng suất lao động. Tuy nhiên sản phẩm khoa học kỹ thuật mà con người tạo ra lại có những nét đặc thù không giống như các vật phẩm khác đó là những vật phẩm vô hình mà bản thân người tạo ra nó không thể chiếm hữu cho riêng mình chúng rất dễ bị chiếm dụng tước đoạt việc bảo vệ thành quả của các hoạt động sáng tạo được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong thời đại ngày nay các hoạt động sở hữu công nghiệp đa dạng và phong phú nó không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mang tính toàn cầu. Nhà nước quy định về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhằm bảo vệ quyền của những người hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hội và kinh tế quan trọng. - Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp theo các góc độ khác nhau Theo nghĩa khách quan Quyền SHCN là pháp luật về SHCN hay nói cách khác là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ và được pháp luật coi là các đối tượng SHCN. Với nghĩa này quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình mặt khác quyền sở hữu công nghiệp còn bao gồm các quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có thể phân chia một cách khái quát các quy phạm pháp lụât về quyền sở hữu trí tuệ theo các nhóm sau Nhóm 1 Nhóm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tiêu chí để xác định nó. Nhóm 2 Nhóm các quy định liên quan đến thẩm quyền trình tự thủ tục xác lập kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Nhóm 3 Nhóm các quy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN