tailieunhanh - Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay - Tô Duy Hợp

Tham khảo nội dung bài viết "Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay" để nắm bắt được vài nét về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xã hội nông thôn, thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội trong các lĩnh vực chính trị và văn hóa nông thôn. | 18 Xã hội học số 4 44 1993 THỰC TRẠNG VÀ XU HUỚNG BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY TÔ DUY HỢP I- VÀI ĐIỀU VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN. Theo chúng tôi khái niệm cơ cấu xã hội là sự cụ thể hóa của khái niệm cơ cấu trong lý thuyết hệ thống. Cơ cấu là hệ thống các mối quan hệ gắn bó với nhau giữa các yếu tố và bộ phận hợp thành chỉnh thể ít nhiều bền vững. Cơ cấu nào cũng có 2 tính chỉnh thể và phức thể. Chỉnh thể là đặc trưng chung của toàn bộ hệ thống phân biệt nó với môi trường ngoài hệ thống. Còn phức thể là đặc trưng phản hóa tồ chức nội bộ của hệ thống. Cơ cấu xã hội là hệ thống các mối quan hệ gắn bó lẫn nhau giữa con người với con người giữa các cộng đồng người hợp thành chỉnh thể xã hội. Tính chỉnh thể của cơ cấu xã hội thường được nhìn nhận và xem xét theo quan điểm hình thái kinh tế - xã hội. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều là sự thống nhất hữu cơ giữa cơ sở hạ tầng tức là tổng thể các quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng bao gồm các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như chính trị pháp luật đạo đức tôn giáo . . Lịch sử xã hội loài người nói chung cũng như lịch sử các cộng đồng quốc gia - dân tộc đều là lịch sử tồn tại vận động phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Nó tuân theo các quy luật của tất yếu lịch sử - tự nhiên trong đó có ý nghĩa quyết định căn bản nhất là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội. Nói khác đi quyết định luận lịch sử - tự nhiên khẳng định tính tự vận động của cơ cấu xã hội chỉnh thể song tính tự vận động đó là tương đối theo nghĩa phụ thuộc căn bản vào các điều kiện và môi trường tự nhiên. Đi sâu vào tính phức thể của cơ chế xã hội có thể nhìn nhận xem xét nó theo nhiều cách phân tích cơ cấu khác nhau. Nếu nhìn nhận diện lĩnh vực rộng lớn thì cơ cấu xã hội thường bao gồm các lĩnh vực như kinh tế chính trị tinh thần văn hóa. Bản thân các lĩnh vực này đều là các hệ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    172    0    29-04-2024
20    198    2    29-04-2024
15    185    0    29-04-2024
75    138    0    29-04-2024
7    128    0    29-04-2024
173    105    0    29-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.