tailieunhanh - Sự phát triển xã hội và thành phố: Những khía cạnh triết học và xã hội học - Bế Quỳnh Nga

Bài viết "Sự phát triển xã hội và thành phố: Những khía cạnh triết học và xã hội học" trình bày một số khía cạnh của việc nghiên cứu thành phố trong khuôn khổ của các bộ môn khoa học riêng biệt, bàn về nguồn góc của thành phố, sự phát triển xã hội và thành phố trong những điều kiện của chủ nghĩa xã hội,. | Xã hội học số 3 - 1984 SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ THÀNH PHỐ NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC VÀ XÃ HỘI HỌC MEZHEVICH . Socialnoe razvitie i gorod Filicof skie Sociologieheskie aspekty. - L. Nauka 1979 - 175s. Một trong những mục tiêu cơ bản nhất được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng Cộng sản và Nhà nước Liên Xô là phải khắc phục dần những khác biệt giữa thành thị và nông thôn giữa đời sống vật chất và tinh thần của cư dân đô thị và cư dân nông thôn. Việc thực hiện mục tiêu này đòi hỏi sự cố gắng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân và các cơ quan kế hoạch các trung tâm nghiên cứu khoa học tự nhiên và xã hội. Riêng đối với các khoa học xã hội đặc biệt là xã hội học thì điều đó có nghĩa là phải tiến hành triển khai những công trình nghiên cứu về cơ cấu xã hội về tính quy luật của các quá trình xã hội cụ thể về sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện công các kế hoạch hóa và quản lý sự phát triển các đô thị xã hội chủ nghĩa trong những điều kiện của bước chuyển sang chủ nghĩa cộng sản. Công trình mà chúng tôi giới thiệu với bạn đọc ở đây đã ra đời trong bối cảnh thực tiễn như vậy. Theo tác giả nó hy vọng góp những kiến giải lý luận mới vào sự nỗ lực chung theo các phương hướng đã nêu trên. Trong phần mở đầu Những nguyên tắc phương pháp luận của việc nghiên cứu tác giả nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách cơ sở phương pháp luận để đi sâu vào bản chất của các hiện tượng xã hội cụ thể ở đây là thành phố. Tác giả rút ra ba nguyên tắc phương pháp luận chủ yếu a nguyên tắc tính trung gian liên hệ b nguyên tắc tính toàn diện trong nghiên cứu đối tượng c nguyên tắc tính nguồn gốc lịch sử. Khái niệm thành phố trong những phân tích của tác giả có thể tách ra hai phương diện chủ yếu thành phố với tư cách là một hiện tượng quần cư và thành phố với tư cách là một trường xã hội cục bộ của hoạt động cá nhân xem thêm Lời tác giả . Chương mở đầu Một số khía cạnh của việc nghiên cứu thành phố trong khuôn khổ của các bộ môn khoa học riêng biệt tác giả dành .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN