tailieunhanh - Xã hội học và dự báo xã hội - Phạm Khiêm Ích

Nhằm giúp các bạn chuyên ngành Xã hội học có thêm tài liệu tham khảo, nội dung bài viết "Xã hội học và dự báo xã hội" dưới đây, nội dung bài viết giới thiệu đến các bạn sự ra đời, tồn tại và phát triển của xã hội học và dự báo xã hội. Hy vọng nội dung bài viết phục vụ hữu ích nhu cầu học tập, làm việc hiệu quả. | Xã hội học số 3 - 1983 Thời sự 115 XÃ HỘI HỌC VÀ DỰ BÁO XÃ HỘI PHẠM KHIÊM ÍCH Tri thức khoa học về tương lai rất cần cho hiện tại. Người mác-xít nghiên cứu xã hội như Lênin khẳng định không phải chỉ trên quan điểm quá khứ mà còn cả trên quan điểm tương lai không phải chỉ để giải thích quá khứ mà còn dự kiến tương lai một cách mạnh dạn và thực hiện dự kiến ấy bằng hoạt động thực tiễn dũng cảm 1 . Hoạt động thực tiễn càng dũng cảm càng có quy mô to lớn thì càng đòi hỏi con người phải nhận thức sâu sắc hiện tại và dự báo chính xác tương lai. Không như thế thì hoạt động sẽ sai lầm mất phương hướng. Đối với chúng ta dực báo tương lai không có mục đích tự thân. Nó là công cụ có hiệu lực để giải quyết những nhiệm vụ cấp bách của sự phát triển xã hội đặc biệt là nhiệm vụ kế hoạch hóa và quản lý xã hội một cách khoa học. Nghị quyết Đại hội lần thức V của Đảng vạch rõ phải phát huy vai trò và tiềm lực khoa học ch trong việc nghiên cứu cải tiến quản lý kinh tế quản lý xã hội đổi mới chế độ quản lý và kế hoạch hóa hiện hành . Ngày nay dự báo cùng với kế hoạch hóa là những bộ phận hợp thành hữu cơ của hệ thống quản lý xã hội một cách khoa học. Bởi vậy để làm cho việc kế hoạch ngày càng có căn cứ khoa học nghi quyết Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh phải coi trọng đầy đủ công tác điều tra cơ bản dự đoán kinh tế và xã hội dự đoán khoa học kỹ thuật. 2 . 1. Toàn tập tập 26 tr. 77 và 75 bản tiếng Nga Bản tiếng Việt Năm 1980 tr. 91 và 98 dịch hơi khác . 2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V . Hà Nội Sự thật 1982 tr. 81. Bản quyền thuộc Viện Xã hội học Xã hội học số 3 - 1983 116 Thời sự Nói như nhà xã hội học J. Sepanskij Ba Lan thì sự báo cũng lâu đời như nền văn minh vậy . Mỗi một con người có lý trí đều có khả năng tiên đoán được những hậu quả có thể xảy ra của sự kiện này hay sự kiện khác dựa vào những hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng như vào trực giác ở một mức độ nhất định Mác đã từng chỉ rõ điều phân biệt trước tiên giữa một nhà .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN