tailieunhanh - Quan hệ mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam - Nhận diện dưới góc độ pháp lí - ThS. Trần Thị Bảo Ánh

Bài viết Quan hệ mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam - Nhận diện dưới góc độ pháp lí của ThS. Trần Thị Bảo Ánh trình bày quan niệm về mua bán doanh nghiệp; đặc điểm pháp lí của mua bán doanh nghiệp. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung cụ thể.  | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl QUAN HỆ MUA BẤN DOANH NGHIỆP ỏ VIỆT NAM - NHẬN DIỆN DUỖI Gốc ĐỘ PHẤP ú 1. Quan niệm về mua bán doanh nghiệp . Quan niệm mua bán doanh nghiệp trên thế giới Trên thế giới không có khái niệm về mua bán doanh nghiệp mà chỉ có các thuật ngữ liên quan đến mua bán doanh nghiệp thường được sử dụng như Mergers and Acquisitions viết tắt là M A . Khái niệm M A được hiểu như sau Mergers sáp nhập là việc hai công ti nhập thành công ti mới còn Acquisitions mua lại để chỉ việc chuyển giao sở hữu công ti này sang công ti khác mà không xuất hiện thêm công ti mới. 1 Andrew và Milledge A. Hart -tác giả của cuốn sách Mua lại và sáp nhập từ A đến Z 2 đã đưa ra định nghĩa cụ thể về sáp nhập và mua lại. Theo đó sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ti trong đó tài sản và trách nhiệm pháp lí của công ti này được công ti khác tiếp nhận. Mua lại là quá trình mua lại tài sản như máy móc bộ phận hay toàn bộ công ti. Một số quốc gia như Cộng hoà Liên bang Đức không đưa ra khái niệm về hoạt động M A nhưng trong khoa học pháp lí giao dịch M A được hiểu thống nhất bao gồm M A thông qua mua bán tài sản của công ti mua bán cổ phần hoặc phần vốn góp chi phối của công ti tổ chức lại công ti và mua nợ của công ti. 3 Qua việc nghiên cứu quan niệm M A của một số quốc gia trên thế giới có thể đưa TẠP CHÍ LUẬT HỌC số 1 2013 Ths. TRÂN THỊ BẢO ÁNH ra những nhận xét về quan niệm M A và cách hiểu về mua bán doanh nghiệp như sau Thứ nhất luật thực định một số quốc gia như Hoa Kỳ Cộng hoà Liên bang Đức. không định nghĩa về mua bán doanh nghiệp mà sử dụng các thuật ngữ như Mergers and Acquisitions hoặc Takeovers Buyout . để chỉ về hoạt động này. Mergers dịch ra tiếng Việt là sáp nhập nhưng dựa vào kết quả hình thành các doanh nghiệp sau vụ sáp nhập thì Mergers còn bao gồm cả hình thức hợp nhất doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. 4 Thứ hai hai thuật ngữ Mergers và Acquisitions khi để độc lập mang ý nghĩa và cách thức tiến hành hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên một số nhà

TỪ KHÓA LIÊN QUAN