tailieunhanh - Suy nghĩ về khái niệm cơ cấu xã hội trong nghiên cứu xã hội học - Ngô Thành

Tham khảo nội dung bài viết "Suy nghĩ về khái niệm cơ cấu xã hội trong nghiên cứu xã hội học" dưới đây để nắm bắt được những yếu tố tổ chức mối quan hệ của cá nhân hành động như: Vai trò, vị trí, uy lực và địa vị của xã hội học. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Xã hội học, . | Xã hội học số 4 - 1990 Suy nghĩ về khái niệm cơ cấu xã hội trong nghiên cứu xã hội học NGÔ THÀNH Cũng như nhiều ngành khoa học khác xã hội học vào nước ta bằng con đường khái niệm và thuật ngữ song song du nhập đôi khi thuật ngữ lại đi trước khái niệm. Đó là một lý do làm rắc rối cho việc tiếp thu khái niệm thậm chí đi đến hiểu lầm theo kiểu duy danh đinh nghĩa. Cái khái niệm mà nhiều ngành khoa học tiếp nhận từ các nước khác về dưới tên gọi Structure được dịch sang tiếng Việt là kết cấu cấu trúc cơ cấu đôi khi là kiến tạo cấu tạo và do đó từ phái sinh của nó là Structuralism khi thì được gọi là chủ nghĩa cấu trúc chủ nghĩa kết cấu khi thì được gọi là cấu trúc luận. Do sử dụng lâu ngày thành quen các từ trẽn khi ghép với từ khác có khả năng gây ra cách hiểu khác chẳng hạn cơ cấu gia đình có thể bị hiểu khác với cấu trúc gia đình trong tiếng Việt . Sự thật thì các tác giả của khái niệm Structure đã cố gắng gán cho nó một định nghĩa để làm việc tạm thống nhất với nhau như sau Structure là tổng các mối liên hệ bền vững của đối tượng đảm bảo cho tính hoàn chỉnh và đồng nhất của chính sách đối tượng đó tức là bảo tồn được các thuộc tính cơ bản khi có những sự biến đổi bên ngoài và bên trong Từ điển bách khoa Liên Xô 1982 . Song điều đáng tiếc và phức tạp hơn nhiều lại là Chính từ cái nguồn mà ta du nhập khái niệm Structure các tác giả cũng còn có nhiều điều không nhất trí với nhau khi vận dụng kết hợp khái niệm này với các khái niệm khác. Chẳng hạn cái mà Durkheim gọi là loại hình xã hội thì lại chỉnh là cái tổ chức xã hội mà ngày nay ta thường gọi nhất là khi nói về các xã hội tổng thể chứ không phải các tổ chức xã hội nhỏ như nhà máy gia đình cơ quan. . . . Raymond Firth lại gọi tổ chức xã hội là cơ cấu xã hội bởi vỉ khi nói tổ chức xã hội người ta thường lẫn với tô chức cụ thể trường đại học viện nghiên cứu xí nghiệp công ty bệnh viện đơn vị quân đội. . . đôi khi lại có người dùng thuật ngữ hình thái xã hội để chỉ cái mà ta thường gọi là tồ chức xã hội như Georg .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN