tailieunhanh - Đổi mới kinh tế và một số vấn đề xã hội ở Việt Nam - Lê Đăng Do
Thay đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi lướn cơ cấu đầu tư, thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, khắc phục cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,. là những nội dung chính trong bài viết "Đổi mới kinh tế và một số vấn đề xã hội ở Việt Nam". . | Xã hội học số 4 - 1990 1 ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÊ ĐĂNG DOANH Công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam diễn ra từ sau Đại hội lần thứ 6 của Đảng Cộng sản Việt Nam 1986 không chỉ tác động đến kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu rộng về xã hội tới tất cả các tầng lớp dân cư tới từng người dân. Vê cơ bản và lâu dài đổi mới kinh tế tác động đến các vấn đề xã hội theo hướng tiến bộ thúc đẩy xã hội phát triển một cách năng động đa dạng dân chủ vừa phát huy nền văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam vừa tiếp thu cố chọn lọc nền văn minh của nhân loại. Đổi mới kinh tế sẽ đem lại một nền kinh tế phồn vinh tạo cơ hội để mọi người có thể phát triển nâng cao từng bước phúc lợi xã hội. Mặt khác trước mắt và trong một thời gian nhất định bên cạnh những tác động tích cực sự đổi mới kinh tế cũng gây ra những đảo lộn về mặt xã hội tạm thời có thể có những tác động tiêu cực không mong muốn cần được kịp thời phát hiện và khấc phục. Năm phương hướng đổi mới kinh tế là 1- Thay đổi cơ câu kinh tế thay đổi lớn cơ cấu đầu tư. 2- Thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. 3- Khắc phục cơ chế quân lý quan liêu bao cấp xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận dụng cơ chế thị trường dưới sự quản lý và kế hoạch hóa của Nhà nước. 4- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 5- Mở rộng dân chủ đổi mới tổ chức Nhà nước quản lý kinh tế đều có những tác động ở mức độ khác nhau đến các vấn đề xã hội. Trong thời gian qua thay đổi về cơ cấu kinh tế chưa nhiều tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có giảm đi đôi chút song không đáng kể. Do chuyển sang cơ chế thị trường gặp cạnh trang gay gắt nên ngành nghề tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp ở nông thôn chậm phát triển. Tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế chủ yếu 1986 1987 1 988 1989 1990 Công nghiệp 10 65 10 89 11 06 11 20 11 20 Xây dựng 3 22 2 95 3 00 2 75 2 75 Nông nghiệp 72 26 72 39 71 82 71 52 71 58 Cùng với những thay đổi trong cơ chế quân lý và chính sách các thành phần kinh tế sự phát triển trong sản xuất nông .
đang nạp các trang xem trước