tailieunhanh - Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình - Mai Kim Châu

Qúa trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Người nông dân hiện nay trong mối quan hệ nhà nước, hợp tác xã và gia đình" dưới đây. | Xã hội học số 4 - 1986 NGƯỜI NÔNG DÂN HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ NHÀ NƯỚC HỢP TÁC XÃ VÀ GIA ĐÌNH MAI KIM CHÂU Quá trình hợp tác hóa ở nước ta cũng là quá trình biến động mạnh mẽ và căn bản trong toàn bộ cơ cấu xã hội nông thôn. Từ sau Hiệp định Giơnevơ phong trào hợp tác hóa ở nông thôn miền Bắc Việt Nam đã từng bước gạt bỏ giai cấp địa chủ các tầng lớp cường hào phú nông và những thành phần bóc lột khác. Việc chia lại ruộng đất đã khiến cho người nông dân nghèo khổ không có hoặc có ít ruộng trở thành người tư hữu nhỏ về ruộng đất. Họ đem hết nhiệt tình và khả năng lao động của bản thân và gia đình tập trung cho sản xuất vừa làm nghĩa vụ đóng góp xây dựng Tổ quốc vừa nâng cao đời sống gia đình. Trên cơ sở đó với lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng người nông dân đã hăng hái đi vào hợp tác hóa với tinh thần tự nguyện và giác ngộ cách mạng cao. Dưới tác động trực tiếp của ba cuộc cách mạng cách mạng về quan hệ sản xuất cách mạng khoa học - kỹ thuật cách mạng tư tưởng và văn hóa quá trình xây dựng hợp tác xã ở nông thôn đã dần dần làm biến đổi giai cấp nông dân. Số người lao động cá thể ngày một thu nhỏ thành phần giai cấp xã hội lần đầu tiên xuất hiện ở nông thôn Việt Nam là giai cấp nông dân tập thể đã giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ đời sống chính trị kinh tế văn hóa xã hội nông thôn. Trong nội bộ giai cấp nông dàn tầng lớp bên cạnh những người làm công việc trồng trọt chăn nuôi đã xuất hiện những tầng lớp người làm thợ cơ khí điều khiển máy móc các ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp và đặc biệt đông đảo là những người làm nghề thủ công kiêm làm nông nghiệp hoặc làm nông nghiệp kiêm thợ thủ công. Trong hệ thống tổ chức lãnh đạo chính trị quản lý kinh tế và văn hóa xã hội các thành phần xã hội mới đã được tạo ra ở nông thôn. Đó là tầng lớp các cán bộ làm công tác lãnh đạo thuộc hệ thống tổ chức của Đảng của chính quyền đoàn thể và các cán bộ lãnh đạo kinh tế từ ban quản trị hợp tác xã tới các đội sản xuất các ban ngành chuyên môn. Sự phát triển về văn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.