tailieunhanh - Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 5: Đọc thêm: Chạy giặc được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. | CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: - Hiểu rõ hơn tài năng của NĐC: ngoài mảng thơ trữ tình đạo đức còn có mảng thơ yêu nước chống Pháp. - Nắm được cục diện cuộc sống nhân dân Nam bộ khi Pháp xâm lược và sự day dứt của NĐC. B. Phương pháp: Đọc , gợi mở, đàm thoại, tổng hợp C. Các bước tiến hành 1. Ổn định lớp 2. KTBC : Nội dung và cơ sở ghét thương của NĐC là gì? 3. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Họat động 1: GV hướng dẫn HS đọc tiểu dẫn và nêu hoàn cảnh sáng tác? Hoạt động 2 GV hướng dẫn HS đọc bài thơ - 3 HS lần lượt đọc diễn cảm - GV và HS cùng nhận xét và rút ra cách đọc đúng , hay Hoạt động 3: GV chia nhóm hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ theo hệ thống câu hỏi SGK - Nhóm 1: câu 1 (Phần 1) - Nhóm 2: câu 1 (phần 2) - Nhóm 3: câu 2 - Nhóm 4: câu 3 - Hỏi ai? Quan tướng triều đình, nghĩa sĩ yêu nước?. * Thời gian thảo luận 10' , sau đó hs mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. GV tổng hợp kết quả và nhấn mạnh. Nhận xét về nghệ thuật bài thơ? Tâm trạng nhà thơ trước cảnh nước mất nhà tan? Hoạt động 4: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? I. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Năm 1859 khi Pháp đánh Gia Định quê hương đồ Chiểu. Bài thơ ghi lại cảnh tượng đau lòng khi Pháp xâm lược, tâm trạng đau xót khi nước mất nhà tan. II. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài thơ 1. Đọc diễn cảm - giọng thơ đầy sợ hãi , xót xa , đau đớn và day dứt của tác giả trước cảnh Nam bộ bị TD Pháp xâm lược 2. Tìm hiểu a. Cảnh tượng đất nước và nhân dân khi giặc Pháp xâm lược: - Đất nước: một bàn cờ thế (quân giặc xuất hiện đột ngột). + rơi vào tay giặc chỉ trong phút chốc( tan bọt nước) + loạn lạc, đất nước bị dày xéo: (Cảnh chợ tan, tiếng súng Tây) + Không gian u ám bóng quân giặc ( Tranh ngói nhuốm màu mây) - đời sống nhân dân bị đảo lộn: + Dưới đất: Trẻ “ mất nhà- lơ xơ chạy” +Trên trời :chim dáo dác bay -–mất tổ. (Người như chim mất tổ) Tác giả so sánh 2 hình ảnh yếu ớt cần được che chở, ôm ấp nhưng bị đẩy ra khỏi tổ ấm một cách tàn bạo không biết đi đâu về đâu. => Sợ hãi , hoảng loạn + Kêu gọi hiền tài giúp nước, lên án những kẻ vô tâm, quay lưng với nỗi đau của dân lành. * NT : - Tả thực đặc sắc - S dụng từ láy, đối, đảo ngữ và ẩn dụ => Cảnh tượng đất nước li tán, đau thương, gợi hồi ức kinh hoàng trong người đọc về những năm tháng nước mất nhà tan. b. Tâm trạng tác giả - Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, nhân dân bị dày xéo - Căm thù quân cướp nước, giận triều đình thờ ơ, hèn nhát => Thể hiện lòng yêu nước thương dân vô bờ - Kêu gọi người hiền tài hãy chung vai cứu nước => bộc lộ day dứt, bất lực của kẻ bất hạnh không giúp gì được cho dân, cho nước 3. Kết luận + Bài thơ tiêu biểu cho thơ ca chống Pháp + Thể hiện sâu sắc tình cảm của NĐC với dân với nước. -NĐC tuy bị mù nhưng ông đã nhìn đất nước bằng cả trái tim yêu thương của mình. Trái tim ông đang rỉ máu trước nỗi đau dân tộc, khắc khoải chờ mong anh hùng hào kiệt “không để dân đem mắc nạn này”. D. Củng cố , hướng dẫn học bài - Học thuộc bài thơ, pt tâm trạng tác giả qua bức tranh hiện thực trong bài thơ? Giáo án Ngữ văn 11 Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu Page 1