tailieunhanh - Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa

Tham khảo nội dung bài viết "Cơ cấu xã hội của thành phố xã hội chủ nghĩa" dưới đây để nắm bắt được các nhóm giai cấp xã hội và xu hướng phát triển của các nhóm giai cấp, những đặc điểm của sự di chuyển xã hội ở thành phố, địa lý học xã hội ở thành phố,. | Xã hội học số 4 - 1986 CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Cuốn chuyên khảo Sociologicheskie Problemy goroda của F. S. Fajzullin Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp Xaratốp năm 1981 nghiên cứu những vấn đề xã hội học cấp thiết song còn ít được đề cập của thành phố. Tác giả đã xem xét thành phố với tư cách là đối tượng nghiên cứu xã hội học nêu lên đặc điểm quy luật phát triển và hoạt động của thành phố. Trên cơ sở các tư liệu nghiên cứu xã hội học cụ thể ở các vùng khác nhau của Liên Xô tác giả đã phân tích cơ cấu xã hội các thành phố và đặc trưng lối sống đô thị. Bài này lược thuật chương III Social naja struktura secia- listicheskogo goroda từ trang 117 đến trang 154. I. CÁC NHÓM GIAI CẤP - XÃ HỘI VÀ NHỮNG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CHÚNG Khía cạnh quan trọng nhất của tiến bộ xã hội dưới chủ nghĩa xã hội chính là sị biến đổi vị trí của các nhóm giai cấp - xã hội trong hệ thống sản xuất xã hội sự biến đổi quan hệ của các nhóm này dối với tư liệu sản xuất vai trò của họ trong việc tổ chức xã hội về lao động cũng như những biến đổi trong quan hệ phân phối. Vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các thành phố Liên Xô sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể đã hoạt động còn sở hữu tư nhân vẫn được duy trì. Lúc đó quan hệ đối với tư liệu sản xuất là dấu hiệu chủ yếu để phân chia cơ cấu giai cấp - xã hội của nó. Song vào giai đoạn của chủ nghĩa xã hội phát triển trên thực tế ở các thành phố tất cả những người lao động đều làm việc ở các xí nghiệp và cơ quan thuộc về sở hữu Nhà nước toàn dân vì vậy tiêu chuẩn quyết định khi phân tích cơ cấu xã hội của dân cư thành phố là tính chất của lao động . Xuất phát từ quan điểm đó tác giả đề nghị chia cơ cấu giai cấp xã hội các thành phố xô-viết dưới chủ nghĩa xã hội phát triển thành giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức và các viên chức chủ yếu làm các công việc trí óc. Trong nội bộ giai cấp công nhân trí thức và viên chức tồn tại các nhóm xã hội khác nhau. Tiêu chuẩn chủ yếu quyết định sự chia tách đó là tính

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.