tailieunhanh - Ảnh hưởng của mối quan hệ thân tộc và láng giềng tới việc sinh đẻ và số con trong gia đình nông thôn - Trịnh Thị Quang

Từ nhiều năm nay, gia đình với chức năng tái sản xuất dân cư đã trở thành đối tượng của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, ở các vùng nông thôn công tác này đã có những kết quả nhất định. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, nội dung bài viết "Ảnh hưởng của mối quan hệ thân tộc và láng giềng tới việc sinh đẻ và số con trong gia đình nông thôn" dưới đây. | Xã hội học 4 - 1985 ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ THÂN TỘC VÀ LÁNG GIỀNG TỚI VIỆC SINH ĐẺ VÀ SỐ CON TRONG GIA ĐÌNH NÔNG THÔN TRỊNH THỊ QUANG Từ nhiều năm nay gia đình với chức năng tài sản xuất dân cư đã trở thành đối tượng của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch. Ở các vùng nông thôn công tác này đã thu được những kết quả nhất định. Nghiên cứu những tác động phong phú của quá trình sống tới cuộc vận động này không thể không xem xét mối quan hệ giữa đơn vị gia đình với các nhóm xã hội xung quanh nó. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ảnh hưởng của nhóm họ hàng và láng giềng - bạn bè tới các khía cạnh liên quan đến sinh đẻ và số con trong gia đình nông thôn. Qua một số điều tra thực nghiệm các nhà xã hội học nhận thấy rằng xu hướng hạt nhân hóa và thu hẹp quy mô gia đình ngày càng tăng ở các vùng. Gia đình lớn gồm tam tứ đại đồng đường với số lượng khá cao đã giảm đi nhường chỗ cho gia đình hai thế hệ phát triển. Đó là loại gia đình đơn gia đình hạt nhân gồm khoảng 4 - 5 người một cặp vợ chồng và 2 - 3 con sống tách rời gia đình lớn hoặc sống chung một nhà nhưng độc lập với gia đình bố mẹ về phương diện kinh tế. Gia đình ở nông luôn hiện nay đang có những biến đổi về nhiều mặt. Cơ sở kinh tế của gia đình trước đây là cá thể nay là tập thể. Chức năng kinh tế của gia đình không chỉ nặng về sản xuất cho riêng gia đình mà còn bao gồm việc tổ chức chi tiêu từ hoa lợi mà hợp tác xã và gia đình đem lại. Trước đây con cái là chỗ dựa cho cha mẹ lúc tuổi già về mặt kinh tế. Bây giờ chức năng đơn vị sản xuất của gia đình giảm xuống thì nhu cầu có con do nhu cầu kinh tế cũng giảm xuống. Trình độ học vấn và tri thức của người phụ nữ nông thôn cũng cao hơn trước. Đa số những người vợ nông thôn có trình độ phổ cập cấp hai. Cuộc cách mạng giải phóng người phụ nữ đã đưa họ lên địa vị ngang hàng nam giới về nhiều mặt. Trong công tác xã hội nhiêu người đang giữ vai trò chủ chốt ở các đoàn thể địa phương. Trong gia đình họ ngày càng ý thức được rõ rệt và quyền lợi và trách nhiệm của mình để cùng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN